Kinh nghiệm suýt té ngã là gì? Trong công việc và cuộc sống hàng ngày chắc chắn bạn đã đôi lần nói với ai đó “ thiếu chút nữa là mình bị té, mình xém bị xe tông, may quá chứ không bị đồ rơi trúng đầu…”
Đại loại là như vậy, bạn đã hình dung ra chưa? Ví dụ: Hôm qua trời mưa lớn nước tràn vào nhà vệ sinh ở tầng một của toà nhà mình làm việc nó tràn lai lán luôn. Khi vừa mở cửa bước vào không để ý là bị nước làm cho trượt chân không cẩn thận sẽ bị té ngay trong nhà vệ sinh.
Mình liền cảnh báo mọi người rồi đi tìm chị lao công để nói chị làm cho nó khô ráo nước đi. Hay mình đã từng làm là copy nội dung gửi email cho người khác mà do sơ ý nên cho những chỗ cần thay tên người gởi mà quên không thay hay do vội kiểm tra không kỹ nên bấm nút gửi thì hậu quả không hề nhỏ.
Chia sẻ kinh nghiệm suýt chút nữa vấp té nó như là chỉ báo, cảnh báo cho người đi sau, người sắp tham gia vào biết được để tránh xảy ra những cú té, có thể là tai nạn lớn hoặc mất tiền hay mất mát lớn hoặc hậu quả khôn lường.
Mình gọi đó là những “ chỉ dấu, điểm báo, cảnh báo “ mà người đi trước cần ghi chép lại cẩn thận chia sẻ lai tận tình, tình huống, câu chuyện, minh hoặc bằng hình ảnh, bằng con số cho người đi sau tránh không bị hậu quả khôn lường ấy.
Vậy bạn đã có thói quen và quy trình ghi chép, chia sẻ, truyền tải lại khi mình gặp phải cho người đến sau chưa? Cả trong cuộc sống và trong công việc của bạn! Bạn có muốn mình chia sẻ kinh nghiệm của mình không?
Trong gia đình: Mình có con gái nhỏ nhất là thời con mới biết đi và con còn thấp. Con đi dễ bị va đầu vào những thứ cao hơn mình hoặc bằng đầu mình nhất là cạnh nhọn. Mình luôn chỉ cho con biết, hướng dẫn chậm chút là con hiểu hết.
Nói con đi chậm, nếu va vào sẽ đau và chảy máu. Ổ điện dán lại rồi tuy nhiên vẫn dẫn con lại để giải thích cho con rõ. Vợ mình hay cầm dao và kéo khi nấu ăn và quên để dao bên ngoài mình thấy là nhắc ngay. Đôi khi vợ nói lại là “ em để ý không sao đâu”.
Mình luôn nói là cất đúng chỗ để con không thể lấy được hoặc con có té cũng không bị sao, chứ không thể để dao, kéo nơi không phù hợp rồi nói để ý hoặc không sao. Bởi hậu quả nếu xảy ra thì không thể ăn năng là được.
Trong công việc: Khi các bạn tham gia chương trình Be Summer Camp tại Vịnh Vân Phong mình luôn cảnh báo những điểm nguy hiểm, nhất là leo trên đá. Hoặc leo lên dây thang để lên trên đỉnh cục đá mình cảnh báo và không cho đoàn leo bởi nếu rủi ro xảy ra sẽ mất mạng. Hay khi thuyền đi trên biển để về đất liền tất cả được cảnh báo đảm bảo an toàn.
Hoặc khi thành viên tham gia chương trình Singapore Be Camp mình luôn hướng dẫn rất kỹ để bảo vệ pasport, thủ tục nhập cảnh Singapore hải quan sẽ hỏi gì? Lỡ bị mời vào phòng an ninh để kiểm tra thì xử lý thế nào, mất passport thì phải làm sao? Qua Singapore lỡ bị lạc đường thì phản ứng cách nào.
Còn trong lớp học Làm Chủ Doanh Nghiệp mình luôn hướng dẫn các bạn rất rõ mô hình doanh nghiệp thương mại là như thế nào? Mô hình doanh nghiệp dịch vụ và mô hình doanh nghiệp sản xuất nó như thế nào? Tại sao khi mới khởi nghiệp không chọn mô hình sản xuất. Nó bị cái gì?
Mình đã chứng mình cho bạn thấy khi xưa mình sản xuất gỗ té chuối mũi như thế nào? Tại sao mình té vậy? Nếu bạn không nắm được tài chính và dòng tiền mà cứ lao vào làm sản xuất là lãnh đòn ngay.
Trong công việc hàng ngày bạn có nhiều lần suýt gay ra hậu quả không? Bạn có ghi nó ra và truyền lại cho nhân viên chưa? Bạn có tìm cách giải để nó tốt hơn không?
03 yếu tố bạn cần ghi lại và chia sẻ:
- Những trải nghiệm của chính mình đã gặp phải bạn cần ghi ra
- Trải nghiệm người khác gặp phải mà bạn được chia sẻ cũng ghi ra
- Bạn tự hình dung ra theo kinh nghiệm của mình rồi tự ghi ra và cảnh báo mọi người.
Nếu bạn có thói quen này không những thế bạn luôn chia sẻ và cảnh báo cho người khác biết và giúp họ cũng có thói quen tốt này thì bạn đã là người sống ý nghĩa lắm đó.
Bạn nhận ra bài học gì? Làm sao để giải quyết tốt hơn? Bạn có đang gặp phải không? Nhớ comment bên dưới nhé.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI
m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy