Cách đây 02 hôm mình nhận tin nhắn: Em đã làm thuê đến này 12 năm rồi, hiện phụ trách Giám Đốc Marketing cho một tập đoàn.
Gần đây nhìn bạn bè ra khởi nghiệp nên cũng có khát khao ra mở doanh nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên chưa biết bắt đầu từ đâu? Đầu tuần rồi một bạn có trao đổi: Hiện em có vốn khoản 500 triệu đồng, em muốn nhượng quyền một thương hiệu trà sữa của Đài Loan và bắt đầu khởi nghiệp như vậy có ổn không? Thường xuyên nhận được câu hỏi liên quan đến khởi nghiệp như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Bài chia sẻ này góp chút gió để bạn có góc nhìn rồi chọn hướng đi cho mình.
Cuối cùng thì bạn cần ra quyết định mình đi theo ngã nào đây? Với những gì trải qua và va vấp mình chia 3 kiểu làm ông chủ sau: Một là ông chủ xin sò ( doanh nhân đích thực ). Hai là ông chủ làm thuê ( doanh nhân làm thuê ). Ba là ông chủ nhận nhượng quyền ( doanh nhân nhận nhượng quyền ).
1. Ông chủ nhận nhượng quyền thương hiệu ( Franchise). Họ là một ông chủ, họ đầu tư vốn ra kinh doanh có điều thay gì họ đi xây doanh nghiệp riêng theo cách của mình thì họ đi mua nguyên hệ thống vận hành của một doanh nghiệp khác kể cả thương hiệu. Gần như là họ phải tuân thủ theo những quy định, cách làm, tiêu chuẩn khắt khe của hệ thống nhượng quyền, phạm vi làm theo ý mình còn rất ít, cũng không có gì để sáng tạo cả, cứ vậy mà làm, mà vận hành.
Có lãi thì cùng chia với bên nhượng quyền, con rủi ro xảy ra như dịch bệnh, bão lũ, chập điện, cháy nổ, mất cắp… thì mình chịu hết. Nên gọi là là ông chủ thì đúng thật vì họ đang mặc áo ông chủ tuy nhiên những yếu tố của một ông chủ xịn sò doanh nhân đích thực thì họ chưa có.
2. Ông chủ làm thuê – Doanh nhân làm thuê ( intrapreneur ). Ông chủ loại này khá nhiều ở bên ngoài xã hội đây. Họ thì làm thuê từ ngày đầu ở vị trí nhân viên tập sự, rồi nhân viên chính thức, rồi lên phụ trách một nhóm. Tiếp tục họ lên vị trí quản lý ( manager), họ lên vị trí cao hơn giám đốc bộ phận ( Director ). Rồi họ lên vị trí Tổng giám đốc ( CEO ). Họ giỏi không? Rất giỏi, họ làm được từ A đến Z trong doanh nghiệp. Họ điều hành tất, lên chiến lược, mục tiêu, kế hoạch công việc.
Họ được quyền sáng tạo, được thay đổi cách làm, thay đổi nhân sự, họ nắm hầu như gần trọn vẹn quyền ở công ty ấy tuỳ theo công ty mà quyền của họ thậm chí lên đến 95%. Chỉ có khác một điều là công ty ấy không phải của họ. Họ am hiểu về kinh doanh không? Rất am hiểu. Họ thường đại diện công ty đi các buổi hội thảo chia sẻ về khởi nghiệp, họ nói về khởi nghiệp còn hay hơn cả ông chủ đích thực.
Có điều để bỏ tiền ra xây dựng công ty ngay từ đầu cho riêng mình thì họ không dám, có thể là lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và khả năng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp họ vẫn còn e ngại.
3. Ông chủ xịn sò – Doanh nhân đích thực ( entrepreneur ). Bạn có một cái máu, ta gọi là máu kinh doanh, bạn tìm tòi mọi cách, suy nghĩ đủ kiều, lục tung lên tất cả để tìm ra cách thực hiện ý tưởng cho bằng được. Đố ai mà cản bạn được, làm gì có chuyện “ em muốn ra kinh doanh mà ba mẹ em không ủng hộ, cản trở em “.
Hay vợ con cản còn không xong, trong túi không có tiền vẫn nghĩ cách để làm, chưa biết thì lao đi học hỏi, không có tiền thì đi khắp nơi, kêu gọi, hùn hạp, xin xỏ, năn nỉ cho đến khi được mới thôi. Bạn là người linh động, tuỳ biến khỏi nói luôn, cách này không được thì thử cách khác, uyển chuyển thì không ai chịu nổi làm việc với đủ típ người từ dân anh chị đến tri thức, từ người chính trị đến thầy tu, ai rồi bạn cũng có cách hết.
Rồi tính vô kỷ luật thì không ai chịu nổi, sáng làm kiểu này thì chiều làm kiểu khác, liên tục thay đổi, tuy nhiên khi cần kiên định thì cũng không ai có độ lì bằng bạn, khả năng chịu áp lực lớn, sống đơn độc, không cần ai hiểu chỉ biết mình muốn gì là vô đối luôn. Các chiêu thức trong võ lâm bạn ứng dụng tất, như lấy nhu thắng cương, lấy ngắn nuôi dài, lấy đầu này đắp đầu kia, mượn đầu heo nấu cháo, biến điều ai cũng nghĩ là không thể thì chỉ duy nhất một mìn bạn cho nó là có thể thành hiện thực.
Rồi cái ngẫu hứng thì khỏi phải bàn, muốn làm thế này, muốn làm thế kia, không e ngại đi ra ngoài khuôn khổ, đôi khi chẳng theo quy tắc nào, không e sợ thất bại, mà họ không bao giờ cho đó là thất bại cả, họ rút kinh nghiệm rồi làm tiếp. Làm được dự án A chưa kết thúc là họ lại muốn dự án B triển khai, mở được một lĩnh vực là họ nghĩ ngay đến cái khác tiếp, phủ thị trường trong nước xong là họ nghĩ ngay đến sang một quốc gia mới.
Họ không có điểm dừng, muốn phát triền, muốn rộng hơn và lớn hơn. Trên suốt hành trình của doanh nghiệp từ ấp ủ, làm cái gì? Chưa có vốn thì sao? Chưa có kiến thức, kinh nghiệm? Cho đến khi cho ra được sản phẩm ra ngô ra khoai, rồi bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự, vận hành, khách hàng… toàn bộ hành trình ấy đều có dấu chân của bạn. Còn bản thân của bạn thì sẵn sàng nhìn nhận lại mình, cải tổ lại tư duy, góc nhìn, chấp nhận đương đầu, đứng mũi chịu sào, một sự kiên cường và cang đảm đến kỳ lạ và tất cả những điều trên nó không đến tự sự ép buộc hay phải làm mà bạn hoàn toàn tự nguyện.
Nôm na: Bạn là một con người rất khác biệt, chính vì vậy mà thương hiệu, sản phẩm bạn làm ra, công ty, văn hoá, đội ngũ vận hành của bạn cũng cá tính và khác biệt trên thị trường. Còn nhiều nữa tuy nhiên ai mà có cái máu làm ông chủ xịn sò này thì bạn đang cảm những gì mình nói mà đúng là cảm chứ diễn tả ra bằng ngôn từ nó còn khoản cách đó! Tóm lại bạn thấy chính mình phù hợp với cách đi nào?
1. Ông chủ đích thực? Bạn sáng tạo, phá rào, lì đòn, té thì đứng dậy đi tiếp. Còn cái nịt cũng chơi. Dám đi từ đầu, dám một mình dấn thân.
2. Ông chủ làm thuê: Giỏi về nên tảng quản trị, điều hành, vận hành, làm cái gì cũng bài bản, theo quy trình, giỏi chỉ thị, làm theo quy tắt, chịu rủi ro thấp.
3. Ông chủ nhận nhượng quyền: Theo quy trình đã có sẵn, gần như không thể sáng tạo được và độ rủi ro thì cao.