CON ĐƯỜNG RA LÀM ÔNG CHỦ DOANH NGHIỆP
Có nhiều cách khác nhau để bắt đầu một công việc kinh doanh, khởi sự, lập nghiệp hay làm chủ một doanh nghiệp nhỏ. Và cũng có nhiều cách khác nhau để gặt hái được những thành quả trên hành trình làm chủ kinh doanh.
1. Có người học hành không đến nơi, bỏ học trường học khá sớm, họ cũng chẳng có bằng cấp để xin làm nhân viên vì cuộc sống họ ra mở riêng một cái gì đó như quán phở, quán cơm, tiệm tạp hoá, nuôi gà…
2. Có người thi rớt đại học, nên học cái nghề gì đó như chụp hình, cắm hoa, thợ tiện, nghề sắt…rồi đi làm nhân viên nơi nào đó một thời gian cho thành thục rồi ra mở riêng
3. Có người học hành, bằng cấp ngon lành ( bằng đại học, cử nhân, kỹ sư xã hội gọi là dân có trình độ ). Sau khi ra trường xin làm nhân viên cho công ty tuy nhiên qua năm tháng lương bổng thấp quá nên nghỉ việc để chọn làm kinh doanh.
4. Có người học hành ra xin làm nhà nước, do không có thân thế, làm lâu mà không thể vào biên chế được, thu nhập thì thấp, nản quá bỏ ra làm kinh doanh
5. Có người học ra làm cho công ty, cũng giỏi giang lắm, cống hiến cho ông chủ nhiều năm, một ngày phát hiện ra mình không khá lên được mà ông chủ thì ngày càng giàu nên bỏ công ty ra làm kinh doanh
6. Có bạn học ra làm hết công ty này đến công ty khác, lên chức vụ cũng khá cao như trưởng phòng, giám đốc chi nhánh tuy nhiên áp lực công việc thì lớn quá, không có thời gian dành cho gia đình nên cũng nghỉ ra làm kinh doanh
7. Có bạn đang làm nhân viên một ngon, một ngày đẹp trời đọc được quyển sách về kinh doanh, hoặc tình cờ bạn rủ vào ngồi một lớp học về kinh doanh rồi ngộ ra bài nên về xin nghỉ việc để ra mở công ty cho riêng mình.
Và còn nhiều cách khác nhau nữa… Bạn đang là ai trong những cách trên? Tuy nhiên dù là cách gì đi nữa thì để có những thành tựu ngon lành trên hành trình làm chủ doanh nghiệp bạn cần hiểu được cách thức trở thành ông chủ.
Bước đầu tiên: Bạn cần học để có kiến thức về kinh doanh, về lãnh đạo, về quy trình và hệ thống hoá, về tư duy của ông chủ… những điều này hầu như bạn không được học ở trên ghế nhà trường.
Phần lớn những năm tháng học ấy bạn được trang bị giỏi chuyên sâu một chuyên môn nào đó sau này ra làm nhân viên. Tóm lại là bạn được học để trở thành nhân viên, bạn chưa được học để trở thành chủ doanh nghiệp
Bước hai: Giỏi những kỹ năng trong kinh doanh, kỹ năng để trở thành nhà lãnh đạo, kỹ năng để trở thành ông chủ đây cũng là bước chuyển tiếp kiến thức ở trên thành kỹ năng, tất nhiên nó cần thời gian dài để kỹ năng trở nên giỏi hơn.
Bước ba: Hành động liên tục, có sai lầm, có té ngã, có thành công trên chính doanh nghiệp mình mở ra đây cũng là bước quan trọng nhất. Sau tất cả càng hành động nhiều, thực hành nhiều ta càng trở nên thành thục rồi nó trở thành thói quen. Thói quen làm chủ, thói quen của ông chủ.
Bước bốn: Cái này rất hay làm được rồi thì bạn ngồi lại để rút ra được 03 chữ “ Quy “. Quy định, quy chế và quy trình để hệ thống hoá toàn bộ những gì mình trải qua. Tối ưu nó lại, đơn giản nó ra, loại bỏ những dư thừa, lãng phí thành bộ khung, công thức.
Bước năm: Bạn nhân nó ra, nhân bản nó ra ( một quán phở thành nhiều quán phở ). Mở ra nhiều chi nhánh, nhượng quyền thương mại, nhân công ty lớn lên gấp nhiều lần như IPO ( phát hành cổ phiếu ra công chúng ). Đưa mô hình công ty đến các nơi trên thế giới. Xuất khẩu nhân nhiều lần số lượng ra những thị trường mới.
Vâng, bạn có nhận ra là rất ít người được học cách để trở thành ông chủ, nó ít được dạy trên ghế nhà trường. Sách vở cũng ít nói đến, trong gia đình cũng ít được ba mẹ nói đến, thậm chí còn cản trở nữa nếu có ai đó có ý định ra làm kinh doanh.
Có một ít người cũng học được kiến thức này, cũng đọc được những quyển sách nói về làm chủ doanh nghiệp không biết vì một lý do gì đó họ không áp dụng hành trình cuộc sống vẫn ngoan ngoãn làm nhân viên mỗi ngày.
Thời điểm viết những dòng này thì cả nước có khoảng 700 ngàn doanh nghiệp thì cũng 500 ngàn trong số đó là doan nghiệp siêu nhỏ như cửa hàng và shop bán hàng. Có đâu có 10% là doanh nghiệp lớn như Thaco, Hoà Phát, Vin… còn lại là trung bình và nhỏ gọi là SME.
Sau thẳm trong giấc mơ mỗi người là muốn ra làm chủ một doanh nghiệp tuy nhiên không biết, không được học, nỗi sợ té đau quá lớn, nhìn thấy đã có nhiều người làm trước rồi nên nản… tất cả đó nó vùi ước mơ của bạn.
Bài viết còn tiếp… bạn có muốn mình chia sẻ chuỗi kiến thức và tư duy của ông chủ doanh nghiệp không? Nếu có nhớ cho mình ít comment nhé.
Nguyễn Thái Duy.