DẶN KỸ CÀNG RỒI MÀ VẪN…
Cách đây vài hôm mình gặp sếp của doanh nghiệp nhỏ kinh doanh mỹ phẩm A chia sẻ rằng: Muốn các em nhân viên làm việc nhiệt tâm, tập trung, hết mình cho công việc mà sao trông các bạn làm thiếu lửa lắm. Không biết làm sao để các em say mê giống mình.
Hay câu cửa miệng của một bạn sếp làm bên thi công nhà xường và hệ thống điện rằng “Đã dặn dò kỹ lắm rồi mà sao vẫn cứ sai tới, sai lui, sửa đi, sửa lại mất tập trung quá”
Để nhân viên làm việc hiệu quả thì ngoài việc sếp luôn năng nổ, nhiệt huyết, chia sẻ, hướng dẫn, truyền đạt cho các em nhân viên thì môi trường làm việc lương cao, trang thiết bị làm việc đầy đủ, chuyên nghiệp.
Đầy đủ như trên vẫn chưa đủ mà sếp còn phải biết cách theo đúng những quy trình sau:
1. Nói lên được tầm quan trọng của công việc:
Phần lớn sếp giao việc là cứ giao còn nhân viên làm thì cứ làm mà không biết mình làm việc này nó có thật sự quan trọng không? Như sếp nói “ em nhớ gửi email cho khách hàng C gấp trong chiều nay nha “
Nhân viên vẫn tiếp thu, vẫn làm khi nghe sếp bảo tuy nhiên không biết khách hàng C đó quan trọng như thế nào. Phải chi người sếp nói thêm câu “ Khách hàng này vô cùng quan trọng, nó liên quan đến đơn hàng tháng tới, em kiểm tra kỹ trước khi gửi email nha. “
Chắc chắn nhân viên sẽ làm việc rất khác, tập trung hơn, chú tâm hơn, không dám để xảy ra lỗi và sai xót. Phần lớn nhân viên làm việc không hiệu quả là do cách làm của sếp. Thật ra nhân viên ai cũng muốn làm việc và cống hiến cả.
2. Cho nhân viên cảm nhận thực tế:
Đôi khi sếp làm rất tốt bước 01 ở trên tuy nhiên nhân viên vẫn chưa cảm nhân được những gì mình làm nó ảnh hưởng thế nào trong thực tế, những loại sản phẩm hay công đoạn mình đang làm nó liên quan đến khách hàng thế nào.
Có doanh nghiệp D chuyên nấu suất ăn công nghiệp cho trường học các bữa ăn sáng, ăn trưa và ăn xế. Các nhân viên phần lớn là nữ họ làm đồ ăn tại bếp ăn sau khi xong đóng hộp rồi đưa lên xe chuyển lên căn tin trường.
Nên hầu như những người làm ở bếp không hình dung được những gì mình làm nó ảnh hưởng như thế nào đến các em học sinh. Khi sếp công ty D này cứ thứ tự hàng tháng dẫn nhân viên nấu bếp, làm tại bếp đến căn tin của trường trong giờ ăn.
Nhìn thấy hình ảnh các em lớp 1, lớp 2, lớp 3… đang ăn chăm chú những món do chính tay mình làm, trông các cháu vui vẻ, hồn nhiên, trẻ thơ làm cho bên trong các chị em làm bếp này hiểu hơn ý nghĩa việc mình làm và nỗ lực làm cẩn thận, vệ sinh và trách nhiệm hơn.
3. Nói lên ý nghĩa công việc đang làm:
Đã làm sếp thì phải rất giỏi trong việc nêu bật được ý nghĩa công việc để nhân viên cảm nhận nó có ích thực sự, còn không họ nghĩ nó là phiền phức thì sẽ không hiệu quả.
Khi tham gia hội thảo mình hay yêu cầu mọi người ngồi khoản 1 tiếng là đổi chỗ ngồi và tìm người lạ mà ngồi. Khi yêu cầu làm như vậy mình luôn giải thích rằng “ khi ngồi với một người mới ta có cơ hội xây dựng mối quan hệ mới, được nghe câu chuyện mới, học được bài học mới “
Thì sau đó đổi chỗ ai cũng tranh thủ đi tìm bạn mới chưa bao giờ gặp ngồi và bắt chuyện làm quen trong khi trước đó gần như là họ chỉ ngồi với người thân quen.
Hoặc khi học tập mình cho các bạn chia nhóm rồi luôn giải thích ý nghĩa của việc học nhóm “ một từ khoá, một chủ đề, một chuyện đã xảy ra với mình thì ta cần tham khảo trong nhóm mỗi người có cách giải quyết vấn đề khác nhau. Thông qua đó ta lớn hơn và học được cách làm việc đội nhóm.”
Khi hiểu được ý nghĩa của việc mình làm thì gần như ai cũng năng lượng, nhiệt huyết hơn trong công việc. Bạn có nhận ra làm sếp có cần phải học không? Hay ta làm theo cảm tính? Một vài chia sẻ nhỏ gửi đến bạn.
Bạn nhận ra bài học gì? Làm sao để giải quyết tốt hơn? Bạn có đang gặp phải không? Nhớ comment bên dưới nhé.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI
m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy
LỊCH HỌC LỚP GẦN ĐÂY