Ra kinh doanh một thời gian vượt qua được giai đoạn cơm, áo, gạo, tiền tức là bắt đầu có khách hàng, doanh thu dần đi vào ổn định không còn chạy kiếm cơm từng bữa nữa thì cái tiếp theo mà các bạn doanh nghiệp nhỏ đau đầu nhiều nhất là nhân viên.
Cứ mỗi khi có dịp gặp là mình nghe những câu hỏi. Làm sao để nhân viên em làm việc hiệu quả hơn? Làm sao để các em cống hiến hơn? Em chỉ rồi mà các bạn lâu tiếp thu quá, làm một thời gian có chút kinh nghiệm là nghỉ em ngán quá. Hàng loạt những tình huống đại loại như trên mình hay nghe.
Có những bạn khi có nhân viên vào làm gần như là không hướng dẫn cách làm, hoặc có thì nhanh quá, nói những từ quá chuyên môn cô động làm người nghe chưa cảm nhận. Bạn thử nghĩ đi kinh nghiệm từng trải 05 năm bạn chỉ nói trong vài từ thì ai mà thẩm thấu hết được.
Hoặc hướng dẫn một đến vài lần rồi nghĩ rằng nhân viên đã hiểu, kỳ vọng bạn ấy làm tốt tuy nhiên kết quả tạo ra không như ý nên bực mình rồi la, rồi rên rỉ. Phần lớn bạn chưa nắm được cách thức và quy trình giúp nhân viên thành thạo công việc.
Khi nhân viên trưởng thành chút thì luôn bắt họ làm theo ý mình. Có gì nhân viên không hiểu hay sai xót là bạn chỉ hoặc trả lời ngay. Cách làm như vậy làm cho nhân viên thụ động, lười suy nghĩ dẫn đến khi có chút thay đổi là không biết cách xử lý, thích nghi.
Một trong những cách mình hay áp dụng đó là không chỉ mà thường hỏi lại chính vấn đề họ gặp phải. Khi nghe câu hỏi người nghe bắt buộc phải suy nghĩ tìm câu trả lời làm cho trực giác, nhạy cảm trong làm việc phát triển.
Sếp cái gì cũng chỉ, cũng trả lời, cũng giải đáp làm cho nhân viên không động não dẫn đến khi môi trường hoặc một ít chi tiết thay đổi thì người làm không có phương án xử lý.
Ví dụ: Cách đây vài hôm có một bạn nói với mình rằng “ em không thể mướn mặt bằng mở cửa hàng ở trung tâm được vì chi phí rất cao, 60 triệu/ tháng “. Mình hỏi bạn: Vậy em có giải pháp nào chưa? Bạn trả lời: Em không biết.
Minh nói ngay: Sao lại trả lời không biết? Mở ở nhà thì quá xa khách hàng, mở ở trung tâm thì giá cao. Hỏi tìm giải pháp thì lại không biết? Vậy em định không kinh doanh à? Lúc này bạn mới nói là để em suy nghĩ, rồi sau đó bạn tìm ra được vài cách khả thi lắm.
Trong phần lớn trường hợp xảy ra thì sếp trả lời luôn thì nhanh hơn nhiều, còn để nhân viên tìm giải pháp thì lâu nên làm luôn, làm mất đi khả năng sáng tạo, chủ động trong công việc và rồi họ không trưởng thành được.
Bản lĩnh trong làm kinh doan cũng vậy. Khi vấn đề xảy ra chưa kịp suy nghĩ tìm cách giải quyết đã vội đi hỏi người này người kia. Mình hay nghe các bạn hỏi mình rằng “ Em kinh doanh một thời gian rồi mà giờ doanh số đi xuống. Em không biết làm sao cho em lời khuyên đi? “
Nghe vậy mình liền hỏi lại ngay: Điều gì đã làm cho tình hình tệ vậy em? Thường bạn ấy nói là: Em không biết. Em hỏi lại ngay: Một điều em biết đó là điều nào? Thì bạn ấy lại liệt kê trả lời được ngay vài cách.
Làm ba mẹ cũng vậy, ta thường xuyên áp dụng câu hỏi hỏi lại con để làm con suy nghĩ về việc đã xảy ra với mình giúp cho con trẻ năng động sáng tạo và tìm ra nhiều phương án hơn là trông chờ vào giúp đỡ của ba mẹ và thầy cô. Mình thường xuyên hỏi Bambi trong mọi vấn đề con hỏi mình.
Bạn nhận ra bài học gì? Làm sao để giải quyết tốt hơn? Bạn có đang gặp phải không? Nhớ comment bên dưới nhé.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI
m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy