GÓC NHÌN PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
Để giải quyết vấn đề đang gặp phải thì trước tiên cần nhìn thấy thực sự thì ta đang có vấn đề gì? Cái khó nhất là không biết mình có đang bị vấn đề hay không? Hay có thì nó cụ thể là gì?
Ví dụ: Có nhân viên A nói chuyện với nhân viên B “ mình vừa thấy con mèo mẹ sinh ra 03 con mèo con trông rất xinh “. Nếu câu chuyện chỉ dừng ở đây thôi thì ta không thấy có vấn đề gì, thậm chí còn thú vị nữa.
Tuy nhiên nó sẽ xảy ra ở những tình huống sau: mình thấy mèo mẹ sinh con trong quán ăn. À cái này là vấn đề lớn à. Sao lại nuôi mèo ở đây, hay mèo hoang vào, vệ sinh, an toàn thực phẩm ăn, uống sao đây. Đây là vấn đề lớn rất lớn à.
Hay mình thấy mèo mẹ sinh con dưới xưởng sản xuất. Ái chà, vấn đề lớn nữa đây, sao lại để mèo hoang vào làm tổ ở đây nó ảnh hưởng đến máy móc, dây chuyền sản xuất, an toàn điện
Nếu mèo sinh con ở nhà, con mèo này được ở gia đình nuôi thì ta thấy nó bình thường. Nhưng nó xảy ra ở trong bối cảnh khác thì hoá ra quá nghiêm trọng. Trong kinh doanh luôn là như vậy, làm chủ doanh nghiệp nhỏ luôn có góc nhìn phát hiện ra vấn đề nhanh nhạy, sắc bén.
Ta cần làm gì để nhìn thấy vấn đề. Trước tiên luôn có một quyển sổ và cây viết để liên tục ghi chép khi nhìn thấy bất kỳ chuyện gì mà ta nghi vấn. Ghi chú lại ngay.
1. Việc gì cảm giác không an tâm cứ ghi lại: Thấy sản phẩm A màu sắc chưa đạt, cảm giác hôm nay tô phở quán mình nấu nó không ngon. Hay khúc mắc cái gì cũng ghi lại luôn như: lúc này nghe khách hàng hay phàn nàn về anh bảo vệ.
Hoặc ta rà soát theo chủ đề như: kế toán, tài chính, bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng, nhân sự, sản phẩm…
– Về con người: kiến thức ok chưa? Kỹ năng như thế nào? Thái độ trong công việc?…
– Máy móc, thiết bị: Chạy có ngọt không? Có hết công suất chưa, hay lỗi cái gì, có tiết kiệm không?
– Nguyên vật liệu, vật tư: Đang bình ổn, ổn định, giá cả tốt chưa? Chất lượng đồng điều, giao hàng kịp thời không?
– Cách làm và thực thi: Có khoa học, tối ưu không? Có tiết kịp, có phản xạ tốt. Có đang làm khó hơn không? Có cải tiến liên tục chưa?
2. Luôn so sánh:
– Kết quả hiện tại mình có, mình đã làm được so với doanh nghiệp bên cạnh, quán ăn hàng xóm cũng nguồn lực giống mình sao họ làm tốt và tối ưu hơn mình.
– So với mức trung bình chung. Ví dụ Trường học A tỷ lệ đậu tốt nghiệp là 76%, trường B là 72%. Mức trung bình chung toàn ngành là 70% mà chính mình chỉ có 65%
– So với tiêu chuẩn chung của ngành nghề chúng ta làm. Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành điều có chuẩn thì xe ta đã đạt chuẩn chưa?
– So sánh với quá khứ sao cách đây một năm thì ok mà năm nay lại thấp hơn
– So sánh năng lực làm việc của người A và người B sao kết quả lệch nhau.
3. Công đoạn sau gặp vấn đề là do công đoạn trước: Việc gì để hoàn tất cũng cần bước 1, rồi đến bước 2, đến bước 3…. đến khi kết thúc. Khi bước 2 lên tục bị nghẽn thì có thể là do bước 1 chuyên giao qua có vấn đề.
Ví dụ: Hàng làm xong rồi mới chuyển sang bộ phận giao hàng, tuy nhiên bộ phận giao hàng luôn nằm ở tình trạng gấp quá. Thì phần lớn do công đoạn trước đưa hàng qua quá trễ bên giao hàng không kịp thời gian xử lý.
Tóm lại thông qua 03 cách trên giúp người lãnh đạo nhìn thấy được vấn đề rõ ràng hơn trước khi bắt tay vào giải quyết từng vấn đề cụ thể.
Rất vui chia sẻ bài viết 186 này. Nhớ đọc cho ít comment và chia sẻ vô tư nhé.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy