( Đây là Phần 2, bạn xem thêm Phần 1 bài 8a bên dưới nhé! ) *
Tại sao ta lên công ty?
Nó có rất nhiều lợi ích nên làm lớn lên chút và có mưu đồ phát triển rộng ra thì bạn quyết định lên công ty càng sớm càng tốt:
– Dễ dàng đi ký hợp đồng làm ăn với khách hàng, họ thấy ta là công ty nên niềm tin cao hơn khi ký kết làm ăn. Khách hàng cá nhân họ cũng thích làm ăn với công ty còn khách hàng doanh nghiệp hay khách hàng nhà nước họ gần như chỉ ký hợp đồng với công ty, hiếm khi ký có hộ kinh doanh cá thể.
– Do phải báo cáo thuế cho cơ quan thuế theo định kỳ để làm được việc này thì bạn cần tổng hợp số liệu hoạt động kinh doanh, dòng tiền, nguyên vật liệu, lương, nợ, các khoản chi… vô hình chung cũng tạo ra cơ sở dữ liệu kinh doanh rõ ràng giúp bạn nắm rõ được hiện trạng kinh doanh để ra các quyết định hoặc lên chiến lược phù hợp
– Hồ sơ báo cáo thuế đầy đủ, cùng với hồ sơ tài chính rõ ràng, lịch sử làm ăn qua thời gian dài, dòng tiền ra vào rõ ràng là cơ sở quan trọng để các tổ chức tài chính họ cấp vốn cho bạn ngoài vay thế chấp thì nếu tài chính công ty khoẻ ngân hàng cho vay tín chấp, cấp hạn mức tín dụng. Còn mua tài sản như máy móc, xe bạn có thể đến công ty cho thuê tài chính.
– Với mô hình công ty bạn dễ dàng gọi vốn, huy động vốn từ các tổ chức tài chính, quỹ tài chính, cá nhân, từ nhà cung cấp hoặc niêm yết chứng khoán gọi vốn công chúng
– Công ty thì có sẵn hoá đơn nên bạn chủ động hoá đơn khi làm ăn với khách hàng và cũng chủ động trong việc yêu cầu khách hàng trả tiền nợ thì ta xuất hoá đơn
– Với công ty bạn chủ động trong việc khấu trừ thuế và khấu hao tài sản cố định trong khi hộ kinh doanh cá thể thì không được, cũng được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn cá nhân.
– Và hơn thế nữa, rất nhiều lợi ích… Cái còn lại với góc độ người kinh doanh hàng tháng, quý cần ngồi lại với kế toán trưởng để nói rõ mục tiêu mình muốn là gì, thậm chí kế hoạch cho cả một năm thì trên cơ sở đó kế toán giúp bạn hoàn thiện hồ sơ, báo cáo, sổ sách kế toán theo đúng luật thuế quy định. Rủi ro nhất là cứ để mặc cho kế toán làm rồi nghĩ rằng họ sẽ làm ok.
4. Tầm Trung ( Bơi ra Sông Lớn, Sông Sài, Sông Hồng ): Lúc này bạn muốn kinh doanh ra toàn quốc nhất là có nhiều chi nhánh như ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… trụ sở chính thì Sài Gòn. Nhờ mô hình công ty mà bạn làm được chứ hộ kinh doanh cá thể thì khó khăn lắm. Lúc này bạn làm việc với kế toán, thường công ty như vậy thì luôn có phòng kế toán chuyên nghiệp rồi họ sẽ giúp bạn hoạch toán theo kiểu độc lập hay phụ thuộc.
5. Kinh doanh ra nước ngoài ( Vượt biển lớn ): Lúc muốn làm lớn hơn, việc kinh doanh ra khỏi biên giới Việt Nam có thể bên Campuchia hoặc bên Lào hoặc phải vượt qua biển, đại đương như bên Canada, Mỹ… Lúc này bạn cần có một công ty tại nước sở tại phát sinh việc kinh doanh đó.
Trước tiên cần tìm hiểu thông qua thương vụ đại sứ quán của nước họ có văn phòng ở nước ta và tìm hiểu thông qua thương vụ đại sứ quán nước ta có mặt ở nước muốn kinh doanh đó. Để tìm hiểu pháp lý đất nước họ, rồi những chính sách ưu đã đầu tư, ngành nghề kinh doanh, thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận về nước. Sau khi đã quyết thì cần làm việc với một công ty dịch vụ pháp lý tại nước đó hoặc văn phòng luật sư.
– Chi phí thuê văn phòng – Thuê giám đốc tại nước sở tại ( Có quốc gia bắt buộc giám đốc phải là người có quốc tịch của họ ) – Thuế kế toán báo cáo thuế là người có kinh nghiệm tại nước sở tại để an toàn hơn. Tóm lại: Vừa rồi là mình đi một vòng các loại hình công ty liên quan đến pháp lý về thuế là chủ yếu. Giờ tiếp tục là hàng loạt những vấn đề khác tiếp theo bên dưới nhé:
6. Thành lập công ty ở đâu? Lần đầu ra khởi nghiệp phần lớn bạn lúng túng trong việc xin giấy phép kinh doanh, mình chia sẻ là cũng nên tự mình đi làm những thủ tục này để nắm được cách cơ quan cấp giấy phép cho mình. Cái gì không biết thì lên Google tìm hiểu. Sau đó chuẩn bị hồ sơ lên cơ quan cấp phép để nộp tuy nhiên lần đầu không rành bạn sẽ làm sai xót nhiều, sẽ bị hồ sơ trả đi trả lại nhiều lần nhưng đó là trải nghiệm rất hay đó. Hộ kinh doanh thì bạn xin phép tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện.
Ví dụ: Bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thế có tên là Tình Yêu mà việc kinh doanh của bạn diễn ra tại Quận 1, TP HCM thì bạn mang hồ sơ lên Phòng Kinh Tế thuộc UBND Quận 1. Còn bạn xin phép thành lập công ty thì bạn mang hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư TP HCM. Sau khi có giấy phép, bạn đăng ký làm thủ tục khắc con dấu, rồi đi mở tài khoản ngân hàng của đơn vị kinh doanh. Rồi làm thủ tục thuế, đóng thuế môn bài, khai báo thuế hàng tháng, quý. Rồi đề nghị cơ quan thuế sử dụng hoá đơn VAT… tất cả việc này bạn nhờ bên dịch vụ họ làm. Tuy nhiên nếu bạn tự đi làm khá mất thời gian do không rành thủ tục nhưng đó là trải nghiệm hay.
7. Đăng ký nhãn hiệu: Đó chính là tên công ty bạn, logo công ty, màu sắc đặc trưng của công ty và slogan của công ty ( dùng cho sản phẩm hay dịch vụ cũng vậy). Ở nước ta, pháp luật quy định: Một thương hiệu có quyền sở hữu cần phải được đăng ký với cơ quan cấp phép và đây cũng là điều kiện bắt buộc đầu tiên để tên tuổi, thương hiệu ấy quảng cáo, đi xa.
Ví dụ: Tên quán Trà sữa của bạn là “ Trà sữa Tình Yêu “ thì bạn làm việc với bên chuyên thiết kế thương hiệu để họ ra bộ 4. ( Kiểu chữ cho cái tên, logo cho quán, màu sắc chủ đạo, và slogan của quán). Sau đó bạn tự mình đi nộp tại chi nhánh của Cục Sở Hữu Trí Tuệ có ở gần bạn. Hoặc bạn thông qua các công ty dịch vụ họ chuyên làm việc này. Nên làm càng sớm càng tốt, bắt đầu ra kinh doanh thì lo làm rồi, nếu sau này kinh doanh một thời gian mới đăng ký mà bị ai đó đăng ký trước thì phải đổi lại tên, bảng hiệu, bao bì sẽ tốn kém vô cùng. Tuần rồi có một chủ doanh nghiệp nhỏ đã kinh doanh 02 năm rồi mà chưa bảo hộ thương hiệu, khi mình khuyên làm gấp thì về kiểm tra lại đã có doanh nghiệp khác đăng ký rồi.
8. Đăng ký website doanh nghiệp với Bộ Công Thương. Tại sao phải đăng ký?
Tuân thủ quy định của nhà nước ban hành năm 2013 tất cả các Website hoạt động liên quan đến buôn bán, kinh doanh thì phải đăng ký. Theo mình thì bạn đăng ký sớm ngay khi có website doanh nghiệp luôn để: Một là tuân thủ quy định của nhà nước.
Hai là: Nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Ba là: Khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp… giúp cho khách hàng an tâm và tin tưởng hơn khi giao dịch, mua bán, ký kết hợp đồng. Rồi hàng loạt những thủ tục, giấp phép khác mà do lĩnh vực bạn kinh doanh cần phải có như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các quán, sở kinh doanh liên quan thực phẩm ăn uống.
Hay sản phẩm của bạn đóng gói, bao bì thì bạn cần đăng ký bao bì sản phẩm. Bạn kinh doanh thuốc thì cần hàng loạt giấp phép như giấy phép lưu hành thuốc, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thuốc, giấy chứng nhận CPP đạt chuẩn sản xuất GMP. Rồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy. Tuỳ mỗi lĩnh vực mà ta cần tìm hiểu thêm. Trên cung cấp cho bạn một ít góc nhìn pháp lý cơ bản mà trước khi bước vào kinh doanh ta cần nắm được.
Cảm ơn bạn đã theo dõi phần 1 và phần 2 của bài viết này.