HỌ ĐÃ TỪNG MƠ VỀ MỘT DOANH NGHIỆP – Bài 2a

nguyen-thai-duy-15

Mình đã gặp những bạn trẻ họ say mê, khát khao cháy bỏng, tinh thần doanh nhân bên trong họ cao độ, sẵn sàng dũng cảm vượt qua mọi trở ngại để sở hữu doanh nghiệp.

Họ muốn thay đổi cả một ngành nghề, muốn người nông dân có thu nhập cao, muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, muốn chế tạo ra những cái máy để trong nước dùng và bán ra thế giới. Họ nói họ làm được chế tạo máy ở các nước cũng như họ thôi mà giá nhập thì cao…

Rồi họ lao ra làm, say mê với không việc từ sáng sớm đến khuya muộn và rồi họ không còn nhận ra mình đang ở đâu? Những ước mơ và khát vọng ngày đầu giờ đâu rồi? Họ bị cái tạo ra nó đang chôn vùi ước mơ, khát vọng, cả cuộc sống và vùi đầu trong đóng nợ.

Đây là câu chuyện của một bạn kỹ sư mình gặp cách đây 04 năm trước:

Mình gặp Vĩnh thời đó bạn đang làm kỹ sư cơ khí kinh nghiệm 12 năm trong một doanh nghiệp tư nhân mà phần lớn công việc chuyên môn sâu về kỹ thuật là bạn đảm nhận. Ông chủ công ty ấy không giỏi về chuyên môn, còn bạn thì dân học hành đàng hoàng.

nguyen thai duy 15

Bất mãn với ông chủ, làm càng lâu mà lương không tăng là bao, việc ngày càng nhiều, đi công tác công trình liên tục, khi máy móc có vấn đề ở nhà máy khách hàng nữa đêm bạn cũng phải thức dậy mà đi lo cho khách. Riêng ông chủ ngày càng giàu có còn bạn thì cuộc sống vẫn tần tảo nên muốn ra làm riêng.

Vài tháng sau xưởng chế máy hút bụi công nghiệp của Vĩnh hình thành đơn hàng của vài khách công ty cũ đặt nên có làm ngay. Ngày khai trương Vĩnh hồ hởi: Em quyết tâm ra làm thôi, nơi đây em sẽ làm ra những cái máy không thua hàng Nhật đâu.

Bẫn đâu 03 năm sau một hôm mình nhận tin nhắn “ Anh ơi, có cách nào giúp em không? Em làm web, chạy Google mà không thấy ai gọi cả, lâu lâu mới có thì hỏi tham khảo giá, hỏi mẫu mã đủ thứ rồi không có đặt hàng. Em lo lắm, năm nay 42 tuổi rồi.

Vốn liếng, gia tài em đã dồn hết vào xưởng này, em không vực dậy được thì cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng theo. Bên công ty cũ không biết họ làm sao mà đơn hàng làm đều, ông sếp cũ ổng giận em lúc xưa lấy khách nên cũng không cho em gia công luôn”.

Thế là vài hôm sau mình ghé xưởng của Vĩnh thấy toàn là máy móc nằm ngỗn ngang, có vài cái máy hút bụi làm dang dở, bạn giải thích rằng nó không ok nên khách không lấy, cái kia thì khách nói từ từ.

Đang nói chuyện thì Vĩnh nghẹn nghẹn, nước mắt ứa ra. Từ khi mở xưởng đến giờ khổ quá anh à, làm từ sáng đến khuya luôn, có khi cả ngày cuối tuần mà tiền bạc ngày càng âm, giờ không có cả tiền chạy quảng cáo luôn.

Em phải làm gì bây giờ? Giọng nói chứa đựng cả sự tuyệt vọng. Vĩnh chóng tay vào bệ máy để giúp mình bình tĩnh hơn. Bất chợt tiếng còi xe bên ngoài cổng vang lên phá tan không khi im lặng nặng nề ấy

Mình cảm được lòng Vĩnh nặng trĩu vì nợ nần, vì quá ít đơn hàng, chi phí mỗi tháng quá nhiều khoản đang dần lấy đi của bạn những đồng tiền cuối cùng. Vĩnh đang ở đâu trong hành trình ước mơ làm chủ của mình? Vĩnh sẽ làm gì bước tiếp theo?

Mình nói khẻ: Đây là lúc cần đánh giá lại toàn bộ công việc kinh doanh của em, xem nguyên nhân nó đến từ đâu? Hầu hết những người ra khởi nghiệp mà giỏi chuyên môn như em đều găp tình cảnh tương tự giông giống nhau.

Không có đơn hàng thì chắc chăn tiêu rồi, còn có đơn hàng nhiều thì cũng khốn đốn dẫn đến thảm hại. Nghe đến đây thì Vĩnh nhẹ lòng khuây khoả hơn: Dạ, đúng rồi anh, hơn 1 năm trước đơn hàng em đầu tắt mặt tối luôn và dẫn đến nhiều sai lầm, những máy hư kia là nguyên nhân ấy.

Mình tiếp: Giờ là từng bước một tháo gỡ nút thắt về khả năng làm kinh doanh của mình. Em đơn thuần chỉ đang làm một kỹ sư máy em chưa phải là một người chủ doanh nghiệp thật sự.

Việc tính giá thành, tính giá bán, đàm phán hợp đồng, tính lương cho nhân viên, mua nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, giao việc, giao tiếp, làm marketing… chưa bao giờ là điểm mạnh của một người chuyên môn cơ khí như em cả.

Từ khi ra ôm cái xưởng này em đã thoả được điểm mạnh của em là kinh nghiệm cơ khí, em còn phải ôm những thứ mà em không hề biết, không rành, thậm chí không muốn làm, mà thứ đó thì quá nhiều nó đã làm em không biết mình cuối cùng thì mình đang làm gì?!

Vĩnh như sáng ra, dạ, đúng rồi. Em cảm được mà không phân ra được rõ ràng như vậy. Giờ hiểu sao công ty cũ họ làm tốt rồi. Ồ, em nhận ra vấn đề rồi. Giờ bước tiếp theo là sao đây anh? Nghe mới vài câu mà em sáng ra.

Em đã có số phone mình rồi mà, có luôn cả FB, chúng ta cần thời gian nhiều hơn và em cần nỗ lực để nâng tầm suy nghĩ lên tầng chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp của em nó phản ảnh chính xác con người của em đấy.

Ta nhận ra bài học gì từ câu chuyện trên?

  1. Giỏi về chuyên môn chỉ là một phần rất nhỏ trong việc sở hữu một doanh nghiệp
  2. Đôi khi có chuyên môn giỏi là là một bất lợi vì anh ta không nghĩ là làm cách nào để công việc ấy được thực hiện
  3. Thay vì học cách để làm cho doanh nghiệp càng ngày càng hoạt động như một nguồn máy thì anh ta lại chỉ tập trung làm việc chuyên môn
  4. Anh ta chỉ đảo vai thôi trước là làm thuê cho công ty cũ giờ về làm nô lệ cho chính cái xưởng của mình vì nó khổ hơn làm thuê nhiều
  5. Trước anh ta chỉ làm đúng chuyên môn cơ khí giờ ngoài việc đó anh ta còn hàng tá công việc mà chính anh ta cũng không biết làm như thế nào
  6. Từ cảm giác sung sướng khi ra mở xưởng, tiếp đến là bận bù đầu, tiếp nữa là ngán ngẫm, khiếp sợ và tuyệt vọng. Và đúng không ít người chọn tuyệt vọng.

Họ đã từng mơ, từng khát vọng, từng tinh thần khởi nghiệp mỗi ngày. Giờ họ đứng ở đâu? Giấc mơ doanh chủ, doanh nhân bế tắc với hàng trăm con người. Hãy nhìn con số cả chục ngàn doanh nghiệp nộp đơn phá sản mỗi năm bạn sẽ cảm nhận. Lời giải là gì?

Rất vui chia sẻ đến bạn bài viết này. Đọc và cho mình cảm nhận, bài học nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *