HỘI NHÓM THẤT BẠI ! – Bài 169

be traininig hoc kinh doanh nguyen thai duy 5

Tâm lý chung là ta quên đi quá khứ, nhất là những chuyện buồn, té đau, nghiệt ngã, sai lầm, đi lầm đường lạc lối. Gần như đóng nó lại, không bao giờ muốn nhắc, nhớ chuyện cũ.

Ta thường dành thời gian nói đến những gì làm được, khoe khoan những thành công của mình, ghi nhận thành tích, rồi bài học rút ra từng những thành công ấy.

Tuy nhiên có một cơ chế rất tuyệt nó xem như là tài sản quý giá nếu ta khai thác những bài học, đúc kết ra những kinh nghiệm từ cú té đau của mình và của người khác.

Trong nhóm offline của các bạn chủ doanh nghiệp nhỏ mình chia thành từng nhóm nhỏ từ 04 đến tối đa 06 bạn, cứ nữa tháng gặp nhau một lần để nói lên những sai lầm gặp phải của cả 02 tuần trước đó. Vấn đề là gì? Tại sao nó xảy ra? Giải pháp cho nó? Bài học rút ra.

Mỗi người cứ lần lượt chia sẻ cái nguyên do vì sao mình làm việc không hiệu quả. Bạn khác nguyên nhân tuần này đơn hàng không tăng. Bạn nữa chia sẻ vì sao bị khách hàng từ chối nhận hàng. Bạn kia nói tại sao hợp đồng bị kéo dài.

hoc kinh doanh be training kinh doanh thanh cong

Mình gọi đấy là “ hội nhóm chia sẻ bài học té đau, sai lầm “. Bằng cách ghi lại, mổ xẻ, tìm ra nguyên nhân xảy ra, cách khắc phục điều chỉnh cho nó tốt hơn nên đã tránh những cái sai khi người kia gặp phải rồi ra được phương án tối ưu hơn.

Làm như vậy nó mang lại lợi ích gì?

  • Khi tình huống xảy ra lần nữa ta cảm nhận, biết ngay và có cách khắc phục.
  • Khi người mới vào làm ta huấn luyện họ để không lặp lại sai lầm như người cũ.
  • Khi người cũ nghỉ việc không thể mang những kinh nghiệm thất bại đi hết được vì đã được chia sẻ, thảo luận và ghi chép.
  • Khi sếp bàn giao công việc cho người mới để làm việc khác thì chia sẻ luôn những vấn đề gặp phải chứ không người mới lại sai lầm lặp lại.
  • Cách làm như vậy để giảm thiểu chi phí sai lầm và chi phí khắc phục nó.

Để làm tốt việc này hình thành thói quen của chính ta và nhân viên cùng cộng sự làm cùng thì ta cần có “ sổ ghi chép những sai lầm tai hại “. Để mỗi ngày trôi qua chính ta gặp những sai xót gì thì ghi lại ngay hoặc có ai đó họ bị té đau ta cũng note nhanh liền.

Tiếp theo nữa định kỳ gặp mặt hội nhóm của mình chia sẻ, hoặc trong công ty thì hàng tháng có giờ để các thành viên cũng họp lại mổ xẻ những cái sai xót trước đó. Người chủ doanh nghiệp thì luôn ghi ra những cái tai hại của doanh nghiệp trong cả một tháng qua.

be traininig hoc kinh doanh nguyen thai duy 5

Nếu kỹ hơn bạn cần làm ra file hồ sơ đặt tên là “ hồ sơ nhìn lại tháng 1, tháng 2, tháng 3…” rồi lưu vào trong một cái tủ ghi tên là “ những sai xót đã xảy ra hàng tháng, hàng năm “

Nếu trong quỹ thời gian ta có thời gian cho “ nhìn lại quá khứ “ thì đó là phút giây rất quý khi ta đánh giá lại chính mình, công việc đang làm, những gì đang có và cách để ta trả giá để có được nó đó chính là tài sản vô giá cho hành trình tiếp theo.

Mọi việc trên đời này xảy ra với ta đều có phần đóng góp của ta, không những thế ta còn đóng góp nhiệt tình trong đó. Khi xưa mình té tan nát khi làm xưởng gỗ để sau đó mình đúc kết ra nhiều bài học quý mà đến nay không cho phép mình phạm sai lầm té đâu như vậy nữa.

Bạn đã có sổ ghi chép sai lầm chưa? Bạn có nhóm chia sẻ té đau chưa? Bạn nhận ra bài học gì? Làm sao để giải quyết tốt hơn? Bạn có đang gặp phải không? Nhớ comment bên dưới nhé.

TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI

m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach

Nguyễn Thái Duy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *