HÙN VỐN KHỞI SỰ KINH DOANH PHẢI CẨN THẬN

vốn khởi sự kinh doanh

Nguyễn Thái Duy tôi tin chắc 10 người thì hết 9 người hùn vốn khởi sự kinh doanh cùng bạn thay vì đơn phương độc mã một mình trên thương trường. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đứng ra khởi sự kinh doanh thì nên làm một mình hay làm với người khác sẽ tốt hơn chưa ??

VỐN KHỞI SỰ KINH DOANH

7 quy tắc nhất định phải nhớ khi hùn vốn khởi sự kinh doanh

Chắc chắn khi không có nhiều tiền để tự đứng ra khởi sự kinh doanh một mình, bạn sẽ chọn ngay cách cùng bạn bè và người thân hùn vốn làm ăn. Nếu bạn chọn cách khởi nghiệp này thì hãy chắc chắn là bản thân phải tuân thủ đúng 7 quy tắc dưới đây để có thể phát triển và làm giàu bền vững cùng nhau:

Nguyên tắc thứ nhất: “Lời nói”

Trong tất cả các câu chuyện làm ăn hay cuộc sống riêng của mỗi người bạn nên tỏ ra mình thật sự có lòng và thành ý thực hiện 1 công việc nào đó, bạn không được phép yêu cầu. Vì khi người bạn hùn vốn nhận thấy bạn có trách nhiệm với lời nói của mình, tức là bạn nói thì sẽ làm, mà bạn không ra lệnh hoặc bắt buộc người hùn vốn phải làm việc hoặc làm theo mệnh lệnh của bạn.

Nguyên tắc thứ hai: “Để chữ rộng lượng lên đầu”

Tại sao bạn bên đặt sự rộng lượng lên đầu với người cùng bạn hùn vốn làm ăn, vì khi bạn cởi mở và rộng lượng tha thứ cho những lỗi sai của đối tác hùn vốn, không chấp vặt thì quãng đường đi chung giữa 2 bạn sẽ dài hơn, sáng tạo và càng hiệu quả. Điều tốt hơn việc bạn mất đi 1 tướng hoặc phải thay tướng.

VỐN KHỞI SỰ KINH DOANH

Nguyên tắc thứ ba: “Hãy chịu thiệt trước”

Thật đấy, bạn nên nhận phần thiệt về mình trước trong tất cả mọi việc, vì khi bạn tự mình nhận lấy chút thiệt thòi và để cho đối phương thấy dễ chịu hơn “sống chung” với bạn. Điều đó không có nghĩa rằng lợi nhuận mà bạn nhận được ở công ty sẽ ít hơn, thậm chí nếu như bạn chịu thiệt thòi mà nhận được nhiều tiền hơn khi chia nhau lợi nhuận thì chả có cái gọi là “thiệt thòi” trong thương vụ hợp tác này.

Nguyên tắc thứ tư: “Tôn trọng mục tiêu kinh doanh ban đầu”

Để tuân thủ nguyên tắc này bạn cần sự đồng thuận lớn, khác biệt ít, việc nhỏ hãy bỏ qua, việc lớn thì đừng qua loa khi trao đổi cùng nhau, hãy đặt mục tiêu chung làm tiêu chuẩn để biết rằng ai đang sai. Và nếu đã là mục tiêu thì nó phải là mục tiêu chung, được cả hai chấp thuận và hài lòng và tất cả đều phải dựa trên nguyên tắc lợi nhuận nhiều hơn. Nếu như phương án của đối phương kiếm được ít tiền nhưng chắc chắn còn phương án của bạn thì quá rủi ro vậy hãy làm theo lời của đối phương.

Nguyên tắc thứ năm: “Không có lòng tin đừng làm với nhau”

Lòng tin rất quan trọng để cả hai có thể tin tưởng nhau làm việc với nhau mà không phải nghĩ ngợi, bạn  luôn tin rằng việc làm của đối phương đều có lợi cho cả 2, khi lòng tin mất đi thì việc hợp tác giữa 2 người sẽ không thể tiếp tục vì lòng tin còn phải dựa trên nguyên tắc lợi nhuận ăn chia đúng tỷ lệ đã thỏa thuận.

Nguyên tắc thứ sáu: ” Đối nhân xử thế”

Nếu đã quyết tâm cùng bạn làm giàu thì cả hai nên tách biệt rõ ràng tình cảm bạn bè và đồng nghiệp. Khi ở công ty bạn là người cùng cấp, có quyền hạn ngang bằng với họ, có năng lực tương đương họ. Nhưng khi ra đường bạn là em của họ, hãy tôn trọng họ và đừng có đem những xúc cảm vớ vẩn của chuyện bạn bè trả thù trong công việc.

VỐN KHỞI SỰ KINH DOANH

Nguyên tắc thứ bảy: “Luôn luôn phải công bằng”

Hãy thỏa thuận ngay từ đầu với người bạn hợp tác làm ăn chung rằng họ sẽ nhận được những gì họ đáng được nhận tương xứng với những thứ đăng được có từ doanh nghiệp của cả hai. Tuyệt đối không đối xử với họ giống như 1 nhân viên bình thường, hãy xem đối phương là ông chủ có quyền quyết định tương đương như chức vụ của bạn, cả 2 đều sẽ cùng nỗ lực và cố gắng để tạo dựng cơ đồ.

Nếu bạn tự tin mình có thể tuân thủ đầy đủ các quy nguyên tắc trên thì không cần phải nghĩ ngợi gì nữa cùng bạn hùn vốn khởi sự kinh doanh ngay thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *