Nếu trong phần 1 bạn đã cùng Duy tìm hiểu qua cách để lên một ý tưởng khởi sự kinh doanh tốt và hiệu quả thì trong phần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các bước tiếp theo ngay sau khi bạn đã có được một ý tưởng khả thi để đứng ra kinh doanh.
Khởi sự kinh doanh nên bắt đầu từ đâu ??
Việc thứ hai bạn cần làm sau khi có ý tưởng khởi sự kinh doanh đó là:” Xác định thị trường mục tiêu”
Một doanh nghiệp mới thành lập cần khách hàng như cơ thể cần thức ăn vậy. Ngay từ đầu, bạn cần hiểu những khách hàng đó thường là ai, và họ sẽ đến từ đâu. Nếu không doanh nghiệp của bạn sẽ sớm đi vào ngõ cụt.
Vì vậy bước tiếp theo ngay sau khi có ý tưởng khởi sự kinh doanh tốt đó là xác định “thị trường mục tiêu”, nói một cách dễ hiểu thì thị trường mục tiêu chính là khách hàng mà doanh nghiệp của bạn sẽ phục vụ, tìm ra điều họ muốn, cũng như cách doanh nghiệp bạn có thể mang đến những điều mà khách thật sự cần.
Ví dụ, bạn đang chuẩn bị mở studio thiết kế web. Khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Một công ty lớn ư, có thể chứ? Một doanh nghiệp địa phương nhỏ? Hay có thể bạn hứng thú với việc thiết kế các trang web cho những nghệ sĩ.
Trong mỗi trường hợp, toàn bộ cách tiếp cận để có và giữ khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp mình thường sẽ rất khác biệt. Vì vậy bạn cần làm rõ ai sẽ là khách hàng lý tưởng của mình. Cố gắng cụ thể họ hết mức có thể – thậm chí bạn có thể đặt một cái tên hư cấu cho khách hàng lý tưởng của mình, và mô tả con người đó hay công ty đó thật chi tiết, để bạn thực sự hiểu rõ họ muốn gì, những vấn đề của họ, và cách thức bạn có thể cung cấp dịch vụ cho họ.
Để hiểu thị trường mục tiêu của bạn, bạn cần làm thêm vài nghiên cứu. Nghiên cứu giúp bạn biết cách thực hiện khảo sát trực tuyến về khách hàng mục tiêu, và những câu hỏi cần đưa ra để khảo sát. Bạn đừng bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xem họ đang phục vụ khách hàng mục tiêu của bạn thế nào, và làm cách nào để làm tốt hơn họ để có được nhiều khách hàng hơn.
Việc thứ ba cần làm sau khi xác định được khách hàng mục tiêu trong khởi sự kinh doanh đó là viết lên một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết
Dùng kết quả nghiên cứu ở bước vừa rồi để lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hoàn hảo. Kế hoạch này sẽ cho bạn sự minh bạch về nơi công ty của mình hướng tới, cũng như chuyện khách hàng và tiền sẽ đến từ đâu, và nó cũng hữu dụng nếu bạn cần gọi vốn hay muốn thu hút nhà đầu tư (chúng ta sẽ thảo luận sâu chuyện này trong các khóa học của Duy nhé).
Chắc chắn bạn đã từng đọc qua các bài báo khuyên rằng kế hoạch kinh doanh là thứ không cần thiết. Lý lẽ biện hộ chủ yếu có vẻ là mọi thứ thay đổi nhanh quá, cho nên chuyện đột phá và thử nghiệm thì quan trọng hơn là trói buộc bản thân vào một kế hoạch cố định (hoàn toàn sai lầm).
Cứ gọi Duy là gã cổ hủ cũng được, nhưng khởi đầu chuyện làm ăn mà không có kế hoạch kinh doanh khiến Duy giật bắn như công thức chắc chắn cho một thảm họa vậy đó. Dĩ nhiên mọi thứ đều sẽ thay đổi, và thực tế có thể không phù hợp với kế hoạch của bạn, cho dù bạn đang sống trong thế giới điện toán đám mây.
Nhưng một kế hoạch kinh doanh chưa bao giờ hướng tới việc tạo ra một tập hợp cố định những lời cam kết trói buộc bạn mọi lúc mọi nơi. Nó là một kiểu tài liệu sống mà khi nhìn vào đó bạn sẽ luôn thấy tất cả những gì mình cần làm thay vì cứ đi tìm kiếm từng thứ một.
Vậy thay vì chả có kế hoạch kinh doanh gì cả, tốt hơn là bạn nên có một kế hoạch, rồi cập nhật nó thường xuyên.
Nhưng làm thế nào để bạn viết được một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo? Bạn có thể dùng mẫu kế hoạch kinh doanh nếu muốn, và cứ thêm các chi tiết vào thôi. Hoặc bạn có thể làm từ con số 0, dùng định dạng của riêng mình và viết theo cách mà bạn nghĩ nó thật chi tiết và hoàn hảo.
Nội dung có thể khác biệt, nhưng đây là 7 phần mấu chốt cần có cho một kế hoạch kinh doanh thành công:
- Tóm tắt thực thi
- Mô tả công ty
- Sản phẩm/dịch vụ
- Phân tích thị trường
- Chiến lược và áp dụng
- Đội ngũ quản lý và tổ chức
- Kế hoạch tài chính và dự toán
Bạn có thể chưa hoàn toàn rõ ràng về kế hoạch của mình, nhưng đừng lo – như Duy đã nói, đây là một tài liệu sống. Cứ viết cái bạn có bây giờ đi đã, và cập nhật nó khi bạn tiến triển và hiểu rõ cận kẽ những thay đổi mới trong kinh doanh. Cứ xem kế hoạch kinh doanh như bản nháp được liên tục cập nhật khi bạn có thêm nhiều thông tin.
Dừng lại ở đây nhé, vì trong phần sau chúng ta sẽ đến với kế hoạch tài chính ngay sau khi có được ý tưởng, khách hàng mục tiêu và kế hoạch hoàn hảo cho việc khởi sự kinh doanh của mình.
Nếu nội dung trên của Nguyễn Thái Duy tôi có ích đừng ngần ngại lưu lại để chia sẻ và lan tỏa chi những người mà bạn nghĩ họ cũng có khát khao khởi sự kinh doanh mãnh liệt.