THƯƠNG HIỆU – TRONG KHỞI SỰ KINH DOANH (PHẦN 3)

Khởi sự kinh doanh

Trong phần 3 của chủ đề:” Khởi sự kinh doanh nên bắt đầu từ đâu?” này chúng ta sẽ đi sâu vào bước “Kế hoạch tài chính” ngay sau khi có được ý tưởng, khách hàng mục tiêu và kế hoạch hoàn hảo trong phần 1 và 2 trước đó nhé. Cùng Duy tìm hiểu ngay nội dung quan trọng bên dưới nào.

Khởi sự kinh doanh

Khởi sự kinh doanh nên bắt đầu từ đâu ??

Tạo một mô hình tài chính sau khi có được ý tưởng, khách hàng mục tiêu và kế hoạch cho khởi sự kinh doanh 

Như bạn vừa thấy, một mô hình tài chính là một phần của kế hoạch kinh doanh, nhưng Duy quyết định chia nhỏ nó thành nhiều bước vì vài lý do.

Đầu tiên, có một mô hình tài chính là bước mấu chốt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tài chính Mỹ  “thiếu nguồn tài chính” là rào cản hàng đầu của việc sở hữu doanh nghiệp. Một mô hình tài chính tốt có thể giúp bạn tạo ra sự chuyển đổi từ công việc hiện tại đến vị trí là một chủ doanh nghiệp. Nó có thể cho bạn thấy bạn cần đầu tư bao nhiêu và bao lâu thì có thể hòa vốn.

Và thứ hai, Duy biết rằng nhiều bạn sẽ bỏ qua chuyện viết kế hoạch kinh doanh, vì vậy Duy không muốn bạn bỏ qua cả mô hình tài chính nữa. Nếu bạn không muốn làm gì liên quan tới lập kế hoạch hết, ít ra hãy tạo một mô hình tài chính – cơ bản thôi cũng được.

Nếu bạn không phải kiểu người của con số, đừng lo – Duy sẽ hỗ trợ bạn từng bước trong việc làm thế nào để tạo ra mô hình tài chính cho doanh nghiệp hiệu quả nhất

Duy chia nhỏ tất cả các bước cần thiết để tạo ra một mô hình tài chính, tôi cũng chuẩn bị cho bạn một mẫu Excel siêu đơn giản dễ làm theo nữa.

Về cơ bản, nó liên quan tới mấy thứ này đây:

  • Dùng thông tin từ kế hoạch kinh doanh của bạn để đưa ra vài giả định xem mức lợi nhuận bạn có thể kiếm được là bao nhiêu.
  • Liệt kê tất cả những thứ bạn cần đầu tư, và cộng tất cả lại để tính toán chi phí khởi nghiệp.
  • Dùng một công thức đơn giản để tính toán điểm hòa vốn.

Cũng như với kế hoạch kinh doanh, mô hình tài chính hiếm khi chính xác 100%: bạn là một doanh nhân, không phải thầy bói.  Vì vậy cứ đưa ra giả định tốt nhất bạn có thể ở giai đoạn này, hình dung một chút về điểm bạn đang hướng đến, và tiếp tục tinh chỉnh, cập nhật khi bạn tiếp tục hành động.

Và nếu bạn không có đủ tiền để khởi nghiệp ngay lập tức, đừng tuyệt vọng, Duy có viết ở những phần ở sau liên quan đến việc gọi vốn cho doanh nghiệp.

Khởi sự kinh doanh

Bước tiếp theo ngay sau khi tạo mô hình tài chính để khởi sự kinh doanh đó là: “Tìm một cái tên cho doanh nghiệp mà bạn làm chủ”.

Mọi thứ chúng ta làm đến phần này chỉ là sơ bộ. Về cơ bản Duy và bạn đã tinh chỉnh ý tưởng kinh doanh và đảm bảo rằng nó ít ra cũng qua được các thử nghiệm cơ bản: bạn cung cấp một dịch vụ hay sản phẩm gì đấy mà người ta muốn, và ít ra bạn nhìn thấy trên lý thuyết, một cách để kiếm tiền từ nó.

Nếu bạn đâm đầu trúng một trở ngại nào đó cho tới lúc này, hãy quay lại, tinh chỉnh ý tưởng hoặc đưa ra một ý tưởng mới. Nhưng nếu bạn đã thấy ổn để bắt đầu, hãy bắt đầu thêm da đắp thịt cho nó.

Bước đầu tiên để thêm da đắp thịt chính là là đưa ra một cái tên cho doanh nghiệp. Chuyện này nghe có vẻ đơn giản, nhưng có nhiều thứ cần cân nhắc lắm, từ chuyện cái tên nghe thế nào đến việc nó có hoạt động tốt online hay không, và cách nó phản ánh hình ảnh mà bạn muốn khắc họa.

Để tìm hiểu toàn bộ quy trình, hãy xem qua loạt bài về đặt tên doanh nghiệp của Duy cũng như những khóa học khởi sự kinh doanh của Duy nhé chúng ta sẽ có những cái tên làm nên lịch sử đấy.

Khởi sự kinh doanh

Bước tiếp theo sau khi đặt tên cho doanh nghiệp đó là :” Tạo dựng một thương hiệu”

Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bước này đến quá sớm. Nhiều người nhầm lẫn giữa chuyện làm thương hiệu với marketing, và nghĩ rằng nó là chuyện chọn lựa từ ngữ. Vài người khác nghĩ nó chỉ là chuyện thiết kế logo. Không phải vậy đâu.

Thương hiệu của bạn, khá đơn giản, là lời hứa bạn đưa ra với khách hàng. Đó là giá trị bạn sẽ dựa vào đó để vận hành, loại trải nghiệm bạn muốn mang đến cho người khác, loại uy tín bạn muốn xây dựng.

Cách tạo nên một thương hiệu kinh doanh tự do có lợi nhuận, nên được quyết định dựa trên 3 yếu tố chính: dự định, cá tính, và mục đích. 

Một thương hiệu cũng có một thành phần trực quan, giúp củng cố hình ảnh bạn đã quyết định. Một lựa chọn đặc biệt về màu, kiểu chữ và đường nét có thể giúp tạo ra hình ảnh và cá tính thương hiệu bạn muốn: vui nhộn và kỳ quặc, trách nhiệm và đáng tin, hay bất kỳ thứ gì. 

Bạn nên in danh thiếp và bộ nhận diện thương hiệu ở giai đoạn này, nhưng chỉ khi bạn đã chắc chắn về thương hiệu của mình. Nếu bạn nghĩ nó có thể thay đổi, cứ thoải mái giữ lại bước này một lúc đã rồi triển khai chứ đừng làm vôi vì khá tốn kém.

Khởi sự kinh doanh

Kết thúc phần 3 ở đây nhé, chúng ta sẽ càng đi sâu hơn nữa những gì cần làm khi khởi sự kinh doanh vào phần tiếp theo. Đừng quên lưu và chia sẻ cho bạn bè người thân những nội dung có giá trị này của Nguyễn Thái Duy nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *