KIỂU CHỮA CHÁY THÌ KHÔNG ĐẾN ĐÂU – BÀI 154

59993818 2341883265855403 4028066612203487232 n

Mình thường gặp những bạn chủ doanh nghiệp siêu nhỏ cứ loay hoay trong vấn đề nhân sự, nhân viên. Trong khi cả công ty có chưa đến 10 con người mà suốt ngày cứ rối tung ra.

Có bạn giám đốc A mở doanh nghiệp dịch vụ kế toán và báo cáo thuế. Công việc này đòi hỏi chuyên môn vững, kinh nghiệm nhiều vì va chạm nhiều ngành nghề, nhiều chi cục thuế các quận khác nhau.

Khi nhân viên mới vào làm mà bị xảy ra vấn đề thì giám đốc A bực mình la lên, cằn nhằn, phán xét rồi nói nhân viên đứng ra một bên để bạn làm cho, càm ràm “ tự tay tôi làm còn nhanh hơn mướn mấy người, có vậy làm hoài cũng không xong “.

 KIỂU CHỮA CHÁY THÌ KHÔNG ĐẾN ĐÂU - BÀI 154

KIỂU CHỮA CHÁY THÌ KHÔNG ĐẾN ĐÂU – BÀI 154

Thế là ok, vấn đề được sếp giải quyết trơn tru, nhanh, gọn, lẹ. Bởi sếp giỏi mà, tuy nhiên ngọn lửa trong lòng sếp vẫn cháy âm ỉ, ngọn lửa trong lòng nhân viên còn âm ỉ hơn.

Vì vấn đề nhìn qua thì đã xong, tuy nhiên nhân viên thì cũng vẫn vậy chỉ nghe chưởi đã rồi sếp ôm làm hết mình vẫn không biết làm gì. Lần sau có xảy ra giống vậy nữa thì mình cũng đành bó tay chấm cơm luôn.

Bạn có thấy kiểu sếp như vậy không? Bạn có đang là sếp, làm cha mẹ trong gia đình kiểu như vậy không?

Khi nhân viên mới vào, chưa đủ lâu để trải nghiệm những tình huống đã xảy ra thì liên tục gặp khó khăn là chuyện bình thường hoặc khi gặp một công việc mới, dây chuyền mới, văn phòng mới nên chưa quen lắm rồi phát sinh sai xót cũng là chuyện bình thường.

60211161 2341883279188735 306906770855428096 n

Khi sếp bực bội, nôn nóng, sợ bị thiệt hại rồi la nhân viên sau đó lao vào bắt tay làm là kiểu làm “ chữa cháy “ nó không giải quyết vấn đề từ gốc rễ.

Bởi công việc của người làm sếp là bình tĩnh nhìn xem nó đang bị vấn đề gì? Tại sao nhân viên xử lý số liệu bị sai? Sau khi nhìn thấy thì tìm ra lời giải, cách khắc phục, làm sao để nó không xảy ra thêm lần nữa cùng một vấn đề.

Lao vào là theo cái kiểu “ tôi tự làm được mà “ thì thấy việc được xử lý nhanh, ra kết quả ngay đấy tuy nhiên ta không nhận ra vấn đề thật sự là gì, bởi cái cốt lõi đã bị chính kinh nghiệm của sếp che giấu mất nên không được xử lý tận gốc.

59993818 2341883265855403 4028066612203487232 n

Vậy trách nhiệm của sếp là gì?

– Lao vào làm giúp cho nhân viên hay quan sát tổng thể nó thực sự đang bị cái gì? – Bạn trả lời ok chứ!

– Có thể thiếu người nên sếp ôm rất nhiều việc nên công việc bị ùn tắc nơi sếp. Hay sếp tìm người giúp cho họ giỏi hơn làm thay mình.

– Bạn có nhận ra công việc hàng ngày liên tục xảy ra vấn đề không? Vậy vấn đề nhiều hay ít? Làm sao từng vấn đề xảy ra nhân viên biết cách xử lý mà không cần đến bạn?

– Nhân viên tay nghề còn non yếu, không làm hiệu quả, phát sinh liên tục vấn đề thì bạn làm sao?

Tóm lại: Sếp là người luôn tìm ra vấn đề, đưa ra phương án giải quyết, giúp cho nhân sự tự mình xử lý được, giúp nhân viên mỗi ngày giỏi hơn. Luôn quan sát và chỉ huy giỏi.

Rất vui chia sẻ đến bạn bài viết này. Bạn nhận ra bài học gì? Nhớ cho mình những lời bình luận khi rút ra bài học nha.

TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI!

m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach

Nguyễn Thái Duy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *