LÀM GÌ ĐỂ SAI LẦM KHÔNG LẬP LẠI? – Bài 151

be training vuon uom doanh nhan hoc khoi nghiep 5

Thông thường ta làm gì đó sai thì sao nhỉ? Có xu hướng dấu giếm nó đi, sợ người khác biết. Bởi chẳng ai thích thú khi đưa cái sai của mình ra ánh sáng vì sẽ bị người khác chê cười, ba mẹ la mắng, sếp lớn đánh giá năng lực thấp.

Chính vì vậy mà cái gì ta dấu được thì cứ dấu nó đi và cũng vì vậy mà sai lầm đó không được khắc phục sửa chữa cho đến khi nó quá lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Ví dụ: Anh trưởng phòng kinh doanh của công ty A báo cáo với sếp tổng rằng tháng này đã chào được 70% đại lý ở Miền Tây nhập hàng công ty mình. Nhìn con số thấy rất khả quan tuy nhiên khi hỏi về công nợ thì có đến 80% đại lý nợ đến 80% số tiền bán được.

BeTraining VuonUomDoanhNhan khoi nghiep kinh doanh4

Bạn nhận ra điều gì không? Tại sao anh trưởng phòng chỉ nói đến con số 70% đại lý nhập hàng của công ty? Bởi những con số sau bất lợi nên anh ta che dấu đi.

Tuy nhiên khi làm chưa đạt, hay bị sai lầm một cái gì đó hoặc thất bại thì cái này không phải để dấu đi vì nó sẽ không tốt cho những lần làm việc tiếp theo có thể càng nghiêm trọng hơn.

Vậy làm gì khi sai lầm xảy ra dù lớn hay nhỏ trong công việc được đưa ra ánh sáng để cùng nhau bàn thảo tìm ra giải pháp khắc phục đây?

Ta cần giải quyết các cơ chế sau:

1. Không truy cứu con người: Người chủ doanh nghiệp tạo ra cơ chế mà mỗi khi sai lầm xảy ra không truy cứu, đỗ lỗi cho con người gay ra hay cấp trên có liên quan.

Làm vậy thì nhân viên sẽ dấu đi, che đậy, bưng bít hay cùng nhau thông đồng cho nó qua hoặc xem nó xảy ra một vài lần là chuyện nhỏ rồi im luôn.

2. Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề: Bằng cách hỏi 5 lần câu hỏi tại sao ( 5 why ). Ví dụ: Nếu khách hàng ít mà ta chỉ hỏi 1 lần tại sao thì đôi khi mới tìm ra bề nổi vẫn chưa tìm ra cái gốc.

BeTraining VuonUomDoanhNhan khoi nghiep kinh doanh15

1.Tại sao tháng này khách hàng ít quá chỉ có 10 khách? – Là do quý 2 chưa vào mùa cao điểm. 2. Tại sao năm ngoái tháng này có đến 30 khách hàng? – Là do năm ngoái còn nhân viên bán hành A chốt sales giỏi. Bạn nhận ra chưa mới hỏi tại sao lần 2 thì vấn đề đã khác.

3. Xem sai lầm là cơ hội là hạt giống để khắc phục tốt hơn, nâng cao khả năng hơn: góc nhìn sai lầm là lợi ích nó giúp bạn:

– Có giải pháp phù hợp để không xảy ra tương tự nữa. – Cơ hội cải tiến nâng cao hiệu suất trong công việc hơn. – Vượt qua nó giúp uy tín bạn càng lúc cao hơn. – Tiến lên tầng cao một cách chắc chắn hơn.

4. Văn hoá cảm ơn khi ai đó dám chỉ ra sai lầm của mình hoặc của người khác: Nếu ta chỉ trích thì không ai tội gì mà nhận mình làm sai cả mà ngược lại ta còn cảm ơn bạn đã nói ra điều này, cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy sai lầm của mình…

5. Tạo ra hệ thống cảnh báo khi sai xót xảy ra: Con người rất dễ bị sai phạm. Ta làm đúng 100 lần thì không gì đảm bảo lần 101 vẫn đúng cả. Vậy ta cần có hệ thống cảnh báo khi có dấu hiệu sai xót thì đèn báo hay còi hú…

Sẽ còn những cách khác nữa, đây là một ít những góc nhìn gửi đến những bạn đang làm kinh doanh. Bạn có nhận ra hữu ích với mình không? Cho mình bình luận bên dưới nhé!

TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI!

m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach

Nguyễn Thái Duy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *