LUÔN ĐỔ THỪA CHO HOÀN CẢNH…

nguyen thai duy 8
Đây là kiểu suy nghĩ có ở khắp nơi, nó trở thành thói quen khó bỏ với phần đông trong chúng ta luôn cho họ là nạn nhân, không những thế nó thành căn bệnh truyền nhiễm lây lan từ người này sang người kia.
Câu nói mà ta hay gặp là “ Vì hoàn cảnh gia đình nên em chưa ra khởi nghiệp được…Vì gia đình khó khăn nên em học thấp… Vì gia đình em nghèo nên khổ lắm em không có tiền…”. Đại loại là như vậy.
Tất nhiên, cái hoàn cảnh ấy nó cũng có một phần nào hạn chế con đường đi lên của ta, nó cản trở ta thiếu thốn để đạt được mục đích. Chính bản thân mình xuất thân từ hoản cảnh gia đình nghèo, ở nông thôn, thiếu tiền bạc, nên cảm lắm.
Khi xưa học cấp 3, bạn bè chung lớp tụi nó con nhà khá giả nên có tiền đi học thêm Toán, Lý, Hoá để luyện thi đại học ngay khi còn đang học lớp 10. Nhà mình làm gì có tiền để luyện thi nên mình tự học ở nhà.
nguyen thai duy 8
Bạn thân của mình nhà nó khá giả nên mua nguyên bộ sách hơn chục cuốn luyện thi đại học ở Sài Gòn mang về, mình không có thì mượn của bạn ấy học lỏm theo, cuối cùng nó và mình cùng đậu học ở Sài Gòn.
25 năm sau mình với bạn ấy đều đang ở Sài Gòn. Bạn ở Tân Bình mình ở Q2. Bạn vẫn còn đi làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài tất nhiên lên cấp quản lý. Mình làm kinh doanh riêng cũng hơn 20 năm rồi.
Cảm ơn hoàn cảnh khó khăn của gia đình khi xưa làm cho mình nỗ lực hơn, chịu khó tìm tòi, nghĩ cách. Muốn đạt được ước mơ người có hoàn cảnh thiếu thốn ấy họ phải chịu khó nhiều hơn gấp nhiều lần người có điều kiện
Vô hình trung nó làm ta rèn luyện được Ý CHÍ, bản lĩnh, sự kiên cường, sẳn sàng đối mặt với thách thức để đi lên. Trong khi người có điều kiện thì để đạt được họ nhẹ hơn rất nhiều. Hổ đói thì giỏi săn mồi. Hổ no là khổ làm biếng.
Cái mình muốn nói ở đây là kiểu suy nghĩ lạm dụng vào hoản cảnh và dần dần ta xem nó như là nguyên nhân để bào chữa cho những điều ta không chịu làm, chưa nỗ lực, chưa chịu khó hay không tìm tòi nghĩ cách và rồi nó trở thành căn bệnh ở chính trong ta.
Rồi mỗi khi gặp vấn đề gì chưa làm được thay vì nghĩ cách, học hỏi thì ta phản xạ một cách tự nhiên là lôi cái “ hoàn cảnh ấy “ ra để nói rằng vì nó đó mà ta bị té. Giây phút ấy cũng là ta đang chấp nhận một cách vô điều kiện rằng mình không thể vượt qua giới hạn đó.
Một thực tế mà ta phải chấp nhận rằng cuộc sống này sinh ra là đã không công bằng mà là sự đa dạng. Có người thì nghèo, thiếu thốn, cơm ngày 2 bữa không đủ ăn, có người giàu có nhà cao, cửa rộng, xe sang, đồ ăn dư thừa.
nguyen thai duy 9
Có người sinh ra đã xinh gái, đẹp da, mắt, mũi, miệng đều như vẽ, có người vừa lùn, dạ ngâm, mắt, mũi, miệng không cân đối. Có người nói chuyện chất giọng nghe hay, thánh thót. Người thì nói không ra hơi, nghe không rõ.
Và xã hội này là như thế, trước đây đã vậy và sau này cũng vậy nó luôn hướng đến sự đa dạng, phong phú. Ta chấp nhận quy luật của sự đa dạng ấy như một sự độc đáo, khác biệt để vươn lên.
Nếu một người xinh gái, thông minh, lém lĩnh mà đi liền với cách cư xử thân thiện, hoà nhã, lịch sự thì mới ok. Còn mà cách sống, cách ăn, cách ở không ra gì thì cũng nhanh chống bị loại ra bên rìa xã hội.
Một người khác mới nhìn có vẻ bất lợi về ngoài hình tuy nhiên cách nói chuyện ôn hoà, biết cư xử, chịu học hỏi, giỏi việc thì luôn được xã hội trọng dụng, quý mến và thăng tiến.
Luôn nhớ: Người thành công nhất là người chủ doanh nghiệp tuyệt vời, họ xuất thân bất kỳ nơi đâu. Có thể là ở một làng quê nghèo hẻo lánh nào đó rất xa xôi, điều kiện thiếu thốn trăm bề hoặc cũng có thể từ thành thị đầy đủ, phồn hoa.
Tuy nhiên họ cùng có điểm giống nhau là luôn biết vượt lên giới hạn hiện tại mình đang có. Một bên là chiến thắng nghịch cảnh, hoàn cảnh còn bên kia là chiến thắng sự cám dỗ của việc quá đầy đủ, sung túc, cuộc chiến nào cũng cần trui rèn và bản lĩnh cả.
Mình có đứa bạn ở quê, hồi nhỏ chơi thân lắm gia đình nó khá nhất làng mình, gia đình mình thuộc diện nghèo nhất làng. Hai đứa chơi thân vì nó quý mình chịu khó học và kết quả thì điểm mình luôn cao hơn nó.
Học hết lớp 9 thì nó nghỉ không muốn học nữa ở nhà chăn bò và làm rẫy, vì nhà nó giàu nên mới có nhiều bò và đất rẫy nhiều rồi nó đi làm thêm mỗi khi đến mùa thu hoạch sắn và mía nên khi mình học chưa có tiền là nó đã làm ra tiền.
Mình học lên cấp 3, rồi vào Sài Gòn học tiếp không có tiền đôi khi gọi về mượn tiền nó. Nó cứ xúi mình bỏ học đi làm. Nghe nói nó thương không cho mượn mà toàn gửi tiền vô cho mình, cũng vì vậy mà mình ngại nên không dám mượn nó nữa.
Nó làm có tiền, buổi tối ăn nhậu, rồi gay gỗ, đánh lộn có lần đánh người ta bị nặng đi tù hết 5 năm. Ở Sài Gòn mình nghe tin không ngờ được nó đi xa đến vậy. Sau khi ra tù nó là một con người khác. Không còn là một đứa bạn như xưa nữa.
Giờ thì tuổi lớn rồi, không còn quậy phá như xưa nữa tuy nhiên cuộc sống thiếu thốn nghèo khổ, có gia đình nhưng sau đó tan nát. Gia tài, của cải ba mẹ trước đây giờ nó phá hết rồi. Với nó thì giờ hận đời, hận đủ thứ.
Lâu lâu có dịp nói chuyện với mình thì nó luôn nói mình may mắn. Chịu khó, chịu học, do lúc nhỏ khổ nên bây giờ sướng. Nó thì không may mắn, sinh ra gia đình có điều kiện đầy đủ nên không có động lực. Lại đổ thưa cho hoàn cảnh sinh ra đã đầy đủ đây.
Vậy cuối cùng bài học của ta là gì?
  1. Suy nghĩ kiểu hoàn cảnh nó làm ta lười biếng, thiếu trách nhiệm với chính cuộc đời mình rồi dùng nó như là tấm khiêng che đi mọi giới hạn của bản thân
  2. Đổ lỗi cho hoàn cảnh cũng chính là lúc bạn bị chính hoàn cảnh ấy nó kiểm soát cuộc đời ta
  3. Họ hay lấy cái cảnh ra đề đòi hỏi quyền với người khác “ tôi nghèo nên anh phải giúp tôi mà họ quên rằng mình cần nỗ lực để vượt qua “
  4. Dù hoàn cảnh nào thiếu thốn hay đầy đủ nếu không khéo ta có thể trở thành nạn nhân cả
  5. Xã hội cần nhiều người thành công hơn nữa, dù ở bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào cũng thành công được miễn là biết vượt lên.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này. Bạn rút ra bài học gì? Comment bên dưới nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *