LUÔN TÌM GIẢI PHÁP KHÔNG ĐỖ LỖI
Thói quen thường nhật trong mỗi người là sợ sai, sợ bị lỗi, e ngại khó, sợ bị la trách nên để không bị trách mắng, thậm chí kỷ luật, phạt nên ta suy nghĩ cách để đổ lỗi, đổ thừa, né trách nhiệm.
Mình còn nhớ hồi nhỏ, khi đó học mới lớp 3 đi học bỏ quên, làm mất cây viết chì, thời đó gia đình khó khăn về kinh tế lắm, về sợ ba mẹ la, có thể bị đánh nên đã nghĩ ra cách nói dối là bạn bẻ gãy hư cây viết rồi.
Thế mà vẫn bị la cho một trận, sao không biết cách giữ đồ, đứa nào bẻ gãy vậy, bắt nó đền… Rồi lớn lên đi vào thực tế công việc khi làm sai cái gì là ta dấu đi hay ai không làm được là ta có quyền làm sếp thì la, mắng, hù doạ, phạt.
Từ những trải nghiệm bản thân, rồi va chạm với công việc, rồi chứng kiến hàng loạt những vấn đề xảy ra luôn được che dấu đi nếu nó chưa tốt của chính mình, của nhân viên, của học viên thì mới nghiệm ra rằng.
Thật ra đó là cơ chế tự nhiên của con người được hình thành từ nhỏ qua cách giáp dục của giađình, nhà trường và môi trường xã hội nên thay gì la mắng thì ta cần có giải pháp cho nó.
Chẳng hạn với vai trò làm sếp mà nhân viên xảy ra lỗi, gặp vấn đề mà ta nổi giận “ sao làm sai hoài vậy, không có để tâm gì hết, làm cái quái gì kỳ vậy…” nó chỉ làm cho nhân viên quyết tâm lần sau che dấu đi hoặc tìm cách xoá dấu vết.
Thay vì như vậy ta hiểu nhân viên, cùng họ tìm xem sao vấn đề xảy ra, rồi cùng nhau tìm ra các phương án để giải quyết triệt để. Làm như vậy nó có những điểm lợi sau:
- Vấn đề được nhìn rõ ràng và trực diện hơn
- Tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề
- Suy nghĩ để giải quyết làm tăng năng lực tư duy
- Nhân viên yêu quý và trân trọng sếp hơn
Và …..
Hạn chế chỉ trích, bắt lỗi con người mà tập trung vào tìm hiểu quy trình, nguyên nhân gì đã xảy ra việc này, tiếp theo là tìm giải pháp cùng nhau giải quyết để lần tiếp theo không xảy ra nữa. Yes!
SUY NGHĨ TÌM RA VẤN ĐỀ.
Thật ra khi vấn đề xảy ra rồi thì không phải ai cũng tìm ra được nguyên nhân chứ chưa nói là ra được giải pháp để giải quyết nó. Những tình huống thường xuyên như vậy mình hay gặp ở những bạn mới ra làm kinh doanh.
Ví dụ như: Em muốn ra kinh doanh lắm, tìm hiểu, học nhiều lớp mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn khác thì: Em không biết vì sao khách hàng không quay lại? Hàng loạt những vấn đề mà các bạn thậm chí là không nhận ra đâu là vấn đề.
Những bạn như vậy mình hay yêu cầu có quyển sổ cùng cây bút ngồi ghi ra giấy những vấn đề em đang gặp phải. Tuy nhiên cũng không biết ghi gì? Thường mình gợi ý để cho bộ não bạn làm việc, chịu suy nghĩ.
Cứ ghi ra, không sợ đúng, không sợ sai, cần thì điều chỉnh, mà càng ghi thì bộ não càng chạy ra những suy nghĩ sâu hơn vấn đề và dần dần nhìn thấy giải pháp. Có thể là giải pháp sẽ chưa đâu tuy nhiên không quan trọng.
Việc ở đây là giúp bộ não nó làm việc để tạo ra những dòng chảy liên tục làm cho đầu óc vận động tìm cách ra nhiều cách hay hơn nữa. Có những vấn đề mình ghi ra giấy to treo lên tường mất vài ngày cả tháng mới nghĩ ra cách.
Có nhiều bạn sợ vấn đề, ngán suy nghĩ, chứ đừng nói là tìm giải pháp, cứ thấy vấn đề là muốn lãng tránh. Những trường hợp như vậy để phát triển bạn cần tìm người huấn luyện để giúp bạn tham gia vào công việc.
Triệu chứng né tránh vấn đề nó làm cho ta mãi lòng vòng không giải quyết được rồi nó tồn tại theo năm
tháng đây là tình trạng phổ biến ở những ông chủ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tóm lại: Tập trung vào giải pháp không tập trung vào chỉ trích hay la mắng con người nha.
Rất vui chia sẻ đến bạn bài 190 này. Bạn nhận ra bài học gì? Nhớ cho mình ít comment nhé. Chia sẻ về nhà bạn vô tư nha.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI: m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy