LUÔN TỒN TẠI MỘT LÚC NHIỀU VẤN ĐỀ
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng vậy luôn tồn tại một lúc nhiều vấn đề. Tuy nhiên những cá nhân vượt trội và những tổ chức thành công họ luôn biết cách giải quyết từng vấn đề một, theo trình tự nhất định được ưu tiên:
- Mức độ quan trọng của vấn đề
- Mức độ khẩn cấp của vấn đề
- Mức độ lan rộng, ảnh hưởng của vấn đề
Dựa trên những tiêu chí trên mà ta chọn cách giải quyết nó ở mỗi thời điểm cho phù hợp, không thể cùng lúc giải quyết quá nhiều vấn đề vì nó không khả vì sao vậy? Vì nguồn lực con người và kể cả công ty luôn có giới hạn.
- Giới hạn về thời gian
- Giới hạn về tài chính
- Giới hạn về kiến thức, kỹ năng
- Giới hạn về nhân sự, mối quan hệ
Tại sao phải giải quyết vấn đề vì nó sẽ luôn tồn tại cho đến khi ta giải quyết dứt điểm nó. Có một bạn có kinh nghiệm máy móc dệt may hơn 24 năm trong ngành này tuy nhiên quãng thời gian này bạn chỉ đi làm công.
Khi quyết định ra mở công ty riêng thì có một vấn đề là làm sao những kiến thức và kinh nghiệm hơn 24 năm ấy để cho khách hàng biết, tin tưởng đặt hàng. Những đơn hàng, hợp đồng trong lĩnh vực này khá lớn đến tiền tỷ.
Không thể một vài catalog, vài email là khách đặt hàng được. Nên mình có đề nghị bạn ấy làm trang web chia sẻ những gì va chạm từng trải trong quãng thời gian làm công ấy. Tuy nhiên vấn đề bạn gặp là không biết làm sao viết.
Phải mất hơn 03 tháng mình làm việc tới lui bạn ấy mới chạm được cách viết làm sao cho khách hàng thu hút muốn đọc. Tại sao đến 03 tháng vì thời gian đầu bạn không chịu làm, rồi làm theo kiểu cho có làm, làm để trả bài… cho đến một ngày bạn ấy nhận được một cuộc gọi từ khách hàng ở Nam Định do tìm thấy trên tìm kiếm Google.
Lúc này bạn mới ý thức được, mình phải làm nghiêm túc, mình phải học cách viết thu hút, không thể làm cho có được. Khi trả lời được câu hỏi TẠI SAO ( Why ) lúc này bạn mới nỗ lực làm để vấn đề được giải quyết.
1. Mức độ quan trọng của vấn đề:
Cá nhân thì thường là liên quan đến sức khoẻ, thời gian, tiền bạc, gia đình, công việc, mối quan hệ… còn công ty thường là liên quan đến khách hàng, đến sản phẩm, đến tài chính, chất lượng dịch vụ
Cách đây vài này mình có trao đổi với một bạn chủ doanh nghiệp về kế hoạch cho bệnh dịch Covid 19 liên quan đến công ty bạn. Bất ngờ là bạn chưa có chút kế hoạch gì. Mình đưa ra giả thuyết là đến tháng 6 này hoặc tháng 10 này dịch bệnh mới kiếm soát được thì sao. Và gần như bạn bị động.
Ý thức được việc quan trọng nên ngay tối hôm đó bạn hôm nay công ty, lên toàn bộ phương án, như làm online, bị cách ly thì xử lý sao, rồi kho hàng tách riêng, văn phòng cũng tách riêng. Khi lên được phương án cụ thể bạn chia sẻ cảm giác nó đã gì đâu.
2. Mức độ khẩn cấp của vấn đề:
Tức là vấn đề ảnh hưởng ngay lập tức nếu không bắt tay giải quyết ngay. Lúc này ta đo độ nguy cấp của nó, nếu không làm thì nó nghiêm trọng cỡ nào. Trong công ty đó là doanh số cuối tháng rồi mà chưa đạt, hay tiền công nợ cần đòi gấp vì cuối tháng trả nhà cung cấp, trả lương
Hoặc liên quan đến thủ tục pháp lý, thuế má, luật mới có hiệu lực, đến kỳ thanh tra, kiểm tra. Ở nhà xưởng liên quan đến phòng cháy, rò điện, máy móc hư hỏng liên quan đến tại nạn và hư hao sản phẩm.
3. Mức độ lan rộng kéo theo nhiều ảnh hưởng khác nữa.
Tức là ta không giải quyết thì nó ngày càng lan ra, mở rộng ra nó kéo theo hàng loạt vấn đề khác. Bạn có thấy sự lây lan của dịch bệnh Covid 19 không. Chỉ một người bị mà không cách ly thì nó kéo theo vô cùng nhiều và nhân lên theo cấp số nhân
Ví dụ: Dịch vụ không tốt ảnh hưởng đến một khách hàng thì nó có nguy cơ dẫn đến khách hàng thứ 2 mà giải quyết không kịp thì lan qua khách hàng 3,4,5… rất nhanh luôn.
Là người ra kinh doanh ta luôn có tư duy hoạch định cho tương lai, khi làm tốt việc này hàng tháng, hàng tuần thì khả năng chủ động trong những vấn đề xảy ra được ổn hơn, tránh mất mát và tổn thương, nhất là ở dưới góc độ doanh nghiệp.
Rất vui chia sẻ đến bạn bài 189 này. Bạn nhận ra bài học gì? Nhớ cho mình ít comment nhé. Chia sẻ về nhà bạn vô tư nha.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI: m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy