Trong kinh doanh do mứt độ rủi ro và diễn biến của thị trường, của công nghệ, của xu thế, các yếu tố chính trị mà ta không thể nào lường trước hết được.
Nói để nó xảy ra rồi mới học hỏi rút kinh nghiệm hay đợi té đau mới đúc kết được thì đôi khi đã quá muộn mà ta cần có góc nhìn xem cái té đau của người khác là cảnh tỉnh cho mình hay xem vấn đề doanh nghiệp người ta là vấn đề của mình.
Bạn có nhận ra không? Ví dụ: Một doanh nghiệp thương mại dược A khi nghe trên thị trường có doanh nghiệp dược B phân phối thuốc đã có chất cấm ở trong thuốc gay nguy hiểm cho người bệnh.
Khi nghe tin như vậy bạn chủ doanh nghiệp A đã tự mình mang thuốc đang phân phối đi kiểm nghiệm ngay, cuối cùng thì trong sản phẩm có chất cấm thật. Trong khi bên nhà sản xuất chuyển qua đưa giấy chứng nhận không có chất cấm an toàn. Bạn nhận ra bài học gì?
Phần lớn thói quen của ta là đọc tin báo chí, xem trên đài, tivi, mạng xã hội thấy ai đó hoặc doanh nghiệp nào gặp vấn đề là bàn tán xôn xao thậm chí còn phát xét, trách móc như “ làm ăn không đàng hoàn, không uy tín…” mà họ quên mất việc xảy ra với người ta thì cũng có thể xảy ra với mình.
Bạn đã bao giờ phân tích thất bại của những quán ăn vặt trước đó tại sao thất bại để rút kinh nghiệm trước khi mình ra mở chưa? Có một bạn tâm sự rằng em có ông anh ra trường hổng đi làm, hùn chung với người bạn mở quán ăn vặt ở đường Cộng Hoà trên Tân Bình sau 03 tháng đi tiêu hết 120tr rồi đóng cửa.
Nghiên cứu thất bại của anh ấy đã đóng góp rất nhiều cho hệ thống quán trà sữa em mở ra hôm nay. Cái sai lầm của anh ấy là: mới ra mở mà làm lớn ngay để khi chưa có khách nhiều không kịp có tiền duy trì đã hết sạch tiền.
Sai lầm nữa là mở ra rồi ngồi đợi khách đến, anh chưa hiểu chút gì về kinh doanh, không hiểu gì về marketing, còn e ngại, nhút nhát lắm. Chọn vị trí chưa phù hợp lắm với món ăn vặt của anh.
Tất cả sai lầm trên em phỏng vấn, chất vấn ảnh cùng những người có kinh nghiệm để trang bị cho hành trang ra mở quán của em. Lúc đầu em ra mở nho nhỏ, thăm dò, kịp điều chỉnh sản phẩm, kỹ năng và trang bị kiến thức làm kinh doanh.
Đi từ từ mà nó nhanh vậy hơn 02 năm em đã có 03 cái của mình và 09 quán em chỉ cho người khác cách làm tất nhiên em có lấy tiền công trong 09 quán ấy. Qua câu chuyện trên bạn nhận ra bài học gì?
Có lần bạn nọ ra mở quán nhậu hải sản, trong khi đang làm mặt bằng, làm quán, dựng khung và bảng hiệu thì thợ đến làm không cẩn thận bị điện giật té xỉu chở đi bệnh viện, chính quyền đến hỏi giấy phép thì chưa có, hợp đồng trách nhiệm chủ quán và người thi công cũng không chỉ nói miệng. Sự việc rắc rối vô cùng.
Chuyện này được mình kể trên lớp và được những bạn ra làm kinh doanh những ngày đầu rút kinh nghiệm nhiều lắm. Hầu như khi mướn thợ sắt đến làm đều ghi rõ ràng trong hợp đồng về trách nhiệm 02 bên.
Khi nghe tin tức hoặc nhìn thấy vấn đề như vậy ngoài chuyện đồng cảm, suy nghĩ tiếc thương cho người đã xảy ra thì việc quan trọng hơn bạn luôn hỏi “ liệu nó có xảy ra với nình không? Và ta làm gì để ngăn ngừa đây? “
Đó là suy nghĩ theo chiều thuận những ví dụ ở trên. Giờ là suy nghĩ theo chiều ngược lại. Vấn đề ta đang gặp phải ta có thể kể cho người khác hoặc hối thúc họ làm hay kiểm tra ngay để không xảy ra.
Như hồi kia trong xưởng gỗ của mình bị rò rỉ điện nguyên nhân là các cây cột làm xưởng thường là bằng sắt thép, ta hay làm bảng taplo điện bằng gỗ rồi gắng lên tuy nhiên lâu ngày bụi bậm bám lên, trời mưa ẩm nên bụi ẩm dẫn điện từ taplo điện qua cây trụ sắt và chạy khắp nơi. May mà chưa gay ra nguy hiểm.
Sau này mình hay kể câu chuyện này, lưu ý cho những bạn có nhà xưởng. Có doanh nghiệp C sản xuất thiết bị xây dựng có xưởng giống mình nên đã về gần như kiểm tra tất cả các ổ điện, thay mới, thổi bụi làm cho nó an toàn ra.
Luôn quan sát và học hỏi ở khắp nơi, ở mọi góc cạnh đó chính là góc nhìn và cách hành động của người làm chủ doanh nghiệp thành công. Còn bạn thì sao? Nhớ chia sẻ bên dưới comment nha.
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI
m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy