Khi ra làm kinh doanh vượt qua giai đoạn cơm, áo, gạo, tiền tức là giúp công ty tồn tại được thì lúc này việc càng ngày càng nhiều ra, khách hàng đông hơn, nhân viên cũng đông dần, rồi đối tác, sự vụ xảy ra liên tục dẫn đến bạn bận đầu tắt mặt tối.
Bận rộn quá nghĩa là việc nhiều, quá tải hoặc cũng có thể là bạn đang giải quyết công việc không hiệu quả dẫn đến tồn đọng việc hay cũng có thể là bạn không có kế hoạch làm việc rõ ràng chỉ toàn chạy theo giải quyết sự vụ, tình huống.
Khi như vậy xảy ra với bạn thì nó gay ra những tác hại gì?
1. Bận việc quá bạn dễ dàng rơi vào trạng thái bực mình, nóng tính, khuôn mặt luôn nhăn nhó nó dẫn đến nhanh chóng hình thành nếp nhăn và thần thái sẽ nhìn trong khó chịu.
2. Bận quá bạn hay than hoặc hay la mắng cấp dưới dẫn đến không khí làm việc căng thẳng hoặc bất cứ nơi nào có mặt bạn là nơi đó trông nặng nề. Công việc sẽ ít hiệu quả.
3. Bận quá chạy đi lo những việc bên ngoài mà ít có thời gian ở văn phòng hoặc không có thời gian lên kế hoạch, đúc kết công việc, rút kinh nghiệm, viết ra quy trình là nguyên nhân lớn sẽ dẫn đến rắc rối xảy ra liên tục.
4. Bận quá khi nhân viên phạm lỗi gì nhỏ thôi cũng sẽ bị bạn la mắng. Đây là nguyên nhân chính để nhân viên luôn dấu đi những gì đang xảy ra. Nhìn bề ngoài trong không có chuyện gì vì đã được dấu hết đó chính là điểm tử huyệt.
5. Bận quá bạn ít có thời gian giao tiếp, nói chuyện, trao đổi, hỏi thăm thì cũng làm cho thông tin và kết nối giữa con người với nhau có ngăn cách dẫn đến ít hiệu quả trong triển khai.
Bạn có nhận ra 05 cái bận trên nó hoàn toàn không giúp ích gì nhiều cho công việc mà thậm chí còn dẫn đến nguy hại nữa. Tuy nhiên thực tế ngoài kia có quá nhiều sếp bận, bạn cũng đang bận nữa đúng không?
Thực ra cái BẬN hiện nay nó đang là một căn bệnh mà nhiều người kinh doanh hoặc làm sếp hay mang vào trong con người rồi cho đó là hay, là sang chảnh, câu nói cửa miệng là “ mình đang bận lắm, lúc này việc nhiều lu bu lắm”. Nói theo một cách khác thì bận đang là một dạng “ Ngu mới “
Vậy làm sao để không bận, giải pháp là gì?
1. Cần có thời gian biểu làm việc rõ ràng, việc gì ra việc đó, tất nhiên lần đầu áp dụng bạn luôn bị vỡ không làm theo lịch được tuy nhiên làm nhiều lần bạn sẽ rút ra lịch làm việc tối ưu.
2. Giao việc, uỷ quyền, tuyển dụng, giúp cho nhân viên làm việc lên tay, hiệu quả rồi bạn giao dần công việc để cấp dưới đảm nhận
3. Luôn vui cười, không những thế mà còn cười thật là tươi thì sẽ dễ dàng được cấp dưới yêu quý, kính trọng thì công việc mới trơn được.
4. Luôn chủ động bắt chuyện mọi người ta gặp trước như “ khoẻ không em? Công việc thuận lợi không? Có gì cần chia sẻ cho sếp không ?”
5. Không khí làm việc thoải mái là điều tuyệt vời để sếp và nhân viên cũng như đồng nghiệp giao tiếp cởi mở với nhau thì lúc này những vấn đề mới được nói ra. Liên tục có vấn đề đó là điều rất tốt, không thấy vấn đề gì cả là không hay chút nào, vì nó đã được dấu hết.
Có bạn gần đây được công ty A tuyển vào làm vị trí CEO đã trao đổi với mình rằng “ mới về công ty này em không biết làm sao để nắm rõ những vấn đề của công ty và kết nối từ cấp trên đến cấp dưới”
Mình chia sẻ với bạn ấy rằng: Đơn giản lắm mỗi ngày bạn đều dành 2 tiếng đi đến các phòng ban, kể cả bảo vệ, cười tươi, hỏi thăm “ Bạn tên gì? Làm lâu chưa? Nhà gần đây không? Công việc có ổn không? Có gì cần chia sẻ không…”
Chỉ chưa đầy 02 tháng vào làm việc bạn dần nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, góc nhìn của họ về công ty cũng như những khó khăn, vấn đề đang tồn tại nhờ bạn sếp này đã tích cực giao tiếp, kết nối và quan tâm.
Ai không biết làm sếp là rất quan trọng, ai cũng biết làm sếp khó khăn và thử thách nhiều vấn đề giải quyết, vượt qua. Tuy nhiên nghệ thuật làm sếp là luôn rãnh rỗi với tâm thế vui vẻ, nhẹ nhàng để kết nối mọi nguồn lực trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Bạn nhận ra bài học gì? Nhớ cho ít comment nhé!
TẶNG SÁCH VƯỢT BIỂN LỚN -> Bấm vào link và làm theo hướng dẫn: Điều KỲ DIỆU sẽ xảy ra!!! TUYỆT VỜI
m.me/BeTrainingVuonUomDoanhNhan?ref=quatangsach
Nguyễn Thái Duy