TAO LÀM GÌ BIẾT KINH DOANH

tao-lam-gi-biet-kinh-doanh

Thỉnh thoảng ta nghe bạn bè nói “ Tao làm gì biết kinh doanh, chỉ đi làm công lãnh lương ngày ăn ba bữa là ok rồi “. Hay “Mày giỏi mà còn tao thì dốt lắm “. Có khi chính ta là người nói những câu đại khái nó là như vậy.

Vấn đề không biết làm, chưa biết kinh doanh, chưa biết khởi nghiệp làm chủ hay chưa biết làm một điều gì đó là chuyện bình thường. Bởi chưa học hỏi, chưa va chạm thì sao mà biết làm được.

Tuy nhiên cái không bình thường ở đây là ta hay nói cái ta không biết ấy theo kiểu rất tự hào “ mày giỏi, mày thông minh lanh lợi, còn tao thì dở tệ “. Nói câu ấy theo cách tự hào trong chính cách nói và cách suy nghĩ của mình rằng ta yếu, dở, dốt, ngu với tâm lý trạng thái cho mình là ngon.

Cái kiểu suy nghĩa tự hào vì chưa biết cái gì đó!

tao-lam-gi-biet-kinh-doanh
Đây là một cách suy nghĩ tạo ra cái bẫy, tự mình kiềm hãm mình. Tự cho mình không biết việc ấy, tạo ra một chất men tâm lý, lâu dần thành thói quen không biết, hỏi gì cũng nói “ em không biết, em dở lắm, em không đủ tự tin “.

Chuyện gì xảy ra khi ta cứ lặp đi lặp lại câu nói “ em không biết, em dở lắm… “ cả trăm lần vậy vô hình trung ta đang phát ra tín hiệu ám thị mình rằng ta dở tệ, ta không đủ giỏi, ta không đủ thông minh theo kiểu kết luận, việc không giỏi là hiển nhiên, theo cách tự hào mà đáng ra ta áy náy thì mới đúng chứ.

Lâu dần ta thành thói quen thôi mình dở, nên có học cũng không vô đâu, làm việc lớn cũng không có nổi đâu, rồi dần theo năm tháng nó trở thành lười, biếng và rồi nó chuyển cái năng lượng học hỏi, phát triển sang năng lượng hóng hớt chuyện người khác thay vì tập trung giải quyết vấn đề của mình.

Thật ra bản chất ở đây là gì? Khi ta chưa biết làm kinh doanh, chưa biết bán hàng, chưa làm được một việc gì đó thì do ta đang thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và môi trường để làm thôi.

Thay vì nói “ Tôi không biết làm, tôi dở lắm “ thì tự hỏi bản thân mình rằng:

  1. Tôi có muốn chọn con đường làm kinh doanh không? Câu trả lời: Tôi chọn con đường kinh doanh cho hành trình cuộc đời của mình. Khi câu 1 bạn đã xác định rõ ràng, dứt khoát rồi thì hỏi câu 2
  2. Vậy điều gì nó đang cản trở tôi đến con đường kinh doanh vậy? Do tôi chưa biết bắt đầu từ đâu? Chưa có vốn, chưa có kinh nghiệp, do sợ thất bại? Sợ rủi ro? Sợ gia đình cản. Tiếp hỏi câu 3
  3. Tôi cần làm gì để vượt qua những trở ngại trên? Tôi cần đi học để có kiến thức, cần chơi với những người kinh doanh lúc xưa họ cũng ít vốn, gặp những người lúc trước họ khó khăn hơn tôi mà họ đã làm gì giờ họ thành công vậy. Học cách huy động vốn.
  4. Những ai tôi có thể gặp để học được những điều trên? Và ta ghi ra danh sách những người ta gặp để học hỏi lên lịch tương tác với họ.

Trên là 04 bước để ta phát triển, giỏi giang hay biết, am hiểu một thứ gì đó. Thay vì ngồi tự huyễn mình rằng tôi dở, tôi tệ, tôi ngu, tôi không đủ giỏi, tôi nghèo, tôi dốt lắm… để rồi cuộc đời sống nó vô vị lắm luôn.

Rất vui gửi đến nhà mình bài viết. Bạn nhận ra bài học gì? Cho mình ít bình luận nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *