TÌM NGƯỜI GIỎI GẶP HỌ Ở ĐÂU? – Bài 14 a

nguyen-thai-duy-23

Qua chuỗi viết về nhân sự – bài 11a, 12a, 13a thì đúng là câu chuyện bài toán tuyển người làm cho đa phần những ông chủ khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ nhứt cái đầu.

Có bạn hỏi mình rằng: Tuyển em út, người thân làm chung sao khó chịu quá? Bạn khác lại hỏi: Doanh nghiệp đang trên đường lớn mạnh cần quản lý nhiều kinh nghiệm, trong khi nhận sự nội bộ chưa kịp lớn thì làm sao? Đúng là nhiều tình huống và chỉ khi bạn lèo lái con thuyền vượt qua những con sóng này, 10 năm mà công ty vẫn còn tồn tại thì ngồi ngẫm lại mới thấm, thấm tận xương tuỷ.

1. Xác định rõ ràng mối quan hệ: Một con người ở trong tổ chức sẽ nằm 1 trong 3 mối quan hệ sau:

a) Mối quan hệ tình cảm: Đó là người thân, anh, chị, em, bạn bè… những người đã quen thân với ta qua những mối quan hệ cuộc sống. Giờ có công ty họ lại làm việc chung với ta

b) Mối quan hệ công việc: Họ đảm nhân một công việc trong công ty, chịu trách nhiệm làm công việc đó, bắt buộc phải hoàn thành vai trò, vị trí họ làm và nhận lương theo quy định công ty, chịu điều chuyển, thậm chí là đuổi việc nếu không làm được việc.

c) Mối quan hệ cổ đông: Là nhà sáng lập hay nhà đầu tư góp vốn vào công ty họ định hướng, tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu để công ty phát triển. Và mọi rắc rối, đổ vỡ chính là không nhận ra rõ ràng các mối quan hệ trên, nó dích dắc, đan xen nhau làm cho các mối quan hệ rối tung ra và kết cục là phá vỡ, doanh nghiệp đôi khi không phải không làm ăn được mà do xích mích dẫn đến toang.

Ví dụ: Anh A là cổ đông góp vốn, song song đó anh A đảm nhận vị trí trưởng phòng marketing nên nghĩ rằng là mình có quyền, mà bản thân anh ta thì năng lực marketing yếu. Mà đúng ra anh CEO phải cho anh A này làm việc khác tuyển người mới có khả năng vào làm tuy nhiên Anh A cho mình cái quyền cổ đông nên cậy quyền. Còn CEO thì không nắm rõ luật chơi. Còn mối quan hệ tình cảm thì do cả nể, nhất là người Việt ta e ngại nói thẳng và cũng một phần là năng lực làm chủ yếu nên tạo ra cản trở, sức ì, bao che, cả nể, thiếu khách quan, minh bạch dẫn đến không hay cho nhân sự giỏi, có tài năng, họ nản ra đi hết. Cuối cùng còn lại mấy ông dở hơi.

Tóm lại: Ông chủ khởi nghiệp cần có năng lực giải quyết bài toán 03 mối quan hệ trên nếu không dẫn đến bất hoà, xung đột. Tuy nhiên đa phần thì đổ thừa, tại, bị, thì, là… mà không nhận ra khả năng mình làm chủ yếu kém.

nguyen-thai-duy-23

2. Tìm gặp người quản lý giỏi ở đâu? Người tài thì hút nhau, hay câu nói khác là người hiền tài là trường cột và nguyên khí của quốc gia. Áp dụng vào doanh nghiệp cũng vậy. Nếu người chủ khởi nghiệp có cho mình bộ Gen ngon, tức là cây có gốc khoẻ cây phát triển xanh tốt. Lấy câu chuyện Lưu Bị trong Tam Quốc Chí ta dễ hình dung hơn.

Câu hỏi là: Làm sao Lưu Bị thu hút được Quan Vân Trường, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long… toàn anh hùng hảo hán, người tài giỏi nhất thời ấy? Đây có phải là cái tài của Lưu Bị không? Ông ta đã làm gì để thu hút đội ngủ Core Team xịn xò vậy! Hay trong câu chuyện khác là thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Sư phụ Tam Tạng đã thu phục được đội Core Team mạnh để hỗ trợ mình trong hành trình thực hiện tầm nhìn lấy kinh. Ngộ Không: Thông minh, lang lợi, giỏi võ, năng động, nhạy bén. Bát Giới: giỏi ăn chơi, nhậu nhẹt, gái gú. Ngộ Tỉnh: Hiền lành, chăm chỉ, siêng năng, chu đáo tất cả đều yêu quý sư phụ và một lòng đi thỉnh kinh.

Bài học ở đây là gì? Chính bạn là nhân vật Lưu Bị, là Sự Phụ ấy! Bạn có một sức mạnh, nhiệt huyết và nguồn năng lượng thu hút người tài giỏi ngoài kia chưa? Câu hỏi đặt ra: Bạn hút toàn người tệ, nhiều tính xấu về với mình thì sao nhỉ? Xem lại con người mình trước đi nha!

a) Đưa người trong công ty lên làm quản lý: Họ đã làm với ta ít nhất 3 năm, kinh nghiệm va chạm trong ngành họ nắm kỹ, không những thế họ am hiểu văn hoá, giá trị cốt lõi của công ty, hiểu được tâm tư của người sáng lập, có được mối quan hệ với các đồng nghiệp Nhược điểm là: Theo mô tiếp, phong cách làm cũ, ít đổi mới sánh tạo, ít đột phá. Tuy nhiên nó giúp cho công ty giữ được sự ổn định. Để tạo ra sự đổi mới thì ở đây cần bản lĩnh của người sáng lập hơn là nhân sự quản lý.

b) Tuyển người mới bên ngoài: Tạo ra luồng gió mới, sinh khí mới, cách làm mới, họ sẽ đưa những cách làm, những giải pháp từ nơi khác về. Tuy nhiên họ chưa thấm được văn hoá công ty, chưa hiểu sâu con người, công việc của doanh nghiệp, nhất là khát khao và tầm nhìn của ông chủ.

Nếu không khéo thì chính anh quản lý này làm mất đi văn hoá dày công xây dựng bấy lâu nay, rồi sẽ xung đột hoặc chống đối, phá ngầm của nhân sự cũ tại công ty. Giải pháp ở đây là đi từ từ, nghĩa là người mới vào ta cho làm trợ lý, làm phó đã, sau đó bắt nhịp dần với tinh thần, văn hoá, giá trị cốt lõi rồi giao quyền từng bước một. Vấn đề ở đây vẫn là bản lĩnh của người sáng lập cả. Có năng lực, biết cách thì êm thôi. Rất vui chia sẻ đến bạn bài 14a này.

Bài sau mình chia sẻ “ Bí quyết để tìm người hùn hạp làm ăn chung “. Bạn có quan tâm không? Qua bài này bạn nhận ra bài học gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *